Nhật ký Hội khóa Nha Trang 2024 – Danh sách đăng ký cập nhật ngày 29/2/2024

Các bạn thân mến,

Công việc chuẩn bị cho Hội khóa Nha Trang đã hoàn tất một số công việc:

  • Bản thảo đặc san Hội ngộ Nha Trang 2024 đã duyệt gần xong và sẽ cho in khoảng 15/3/2024 và gửi vào Nha Trang trước ngày 10/4/2024.
  • Huy hiệu Hội khóa đã được bạn Nguyễn Văn Tâm (Đức Trọng, Lâm Đồng) tài trợ 120 cái đã nhận từ hôm mồng 3 Tết Giáp Thìn.
Bạn Nguyễn Văn Tâm (Toán – ĐHSP SG) tặng 120 huy hiệu Hội khóa Nha Trang 2024, sáng mồng 3 Tết Giáp Thìn và BTC Hội khóa đã tặng bạn Tâm đặc sản sen Huế
  • Đang đặt in bì ni lông 2 mặt có logo Hội khóa để đựng đăc san.
  • BTC ở Nha Trang đã liên hệ Khách sạn, Hội trường và đang cần chốt danh sách đăng ký dự Hội khóa để báo KS đặt chỗ và đặt tours biển đảo.

BTC tại Nha Trang sẽ họp thống nhất một số nội dung về các khoản đóng góp, lịch hoạt động cụ thể và sẽ chuyển thành Thông báo số 5 Hội khóa Nha Trang 2024 trong vài ngày tới.

Cho đến ngày 29/2/2024 BTC đã nhận được danh sách đăng ký của các đoàn sau đây, còn các bạn ở Quảng Trị, Bình Thuận, Đà Lạt-Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn – Bình Định, Phú Yên, Buôn Ma Thuột,… chưa thấy có ý kiến.

TT chungTT
Đoàn
Họ và tênLớp-KhóaĐoànChọn CT1Chọn CT2Lưu trúTối 10/4Tối 11/4Tối 12/4
11Võ Sĩ QuýVH-LVCNha Trang      
22CHTN Thể QuỳnhVV-HTKNha Trang     
33Nguyễn Phước HưngSĐ-LVCNha Trang     
44Phan Đức NguyênT-HTKNha Trang     
55Nguyễn Khoa Phương DungAV-HTKNha Trang     
66Nguyễn Văn Hải PQ P. Dung Nha Trang     
71Nguyễn Khả NhoLH-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
82Nguyễn Thị Giáng HươngAV-LVCSài Gòn xxx 
93Vũ Đức HồngT-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
104Lê Thị HảoT-HTKSài Gòn xxx 
115Nguyễn Thị SửuVH-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
126Nguyễn Duy Linh (PQ Sửu) Sài Gòn xxx 
137Lê LâuT-LVCSài Gòn xKhông lưu trú KS   
148Trần Thị Cúc.(PN Lâu) Sài Gòn x   
159Nguyễn Hữu DungLH-HTKSài Gòn xPhòng đôixx 
1610Tố Nga (PN Hữu Dung) Sài Gòn xxx 
1711Lê BânSĐ-HTKSài Gòn xPhòng đôixx 
1812Hồ Thị Diệu HoàVV-HTKSài Gòn xxx 
1913Văn Đức TriệuPV-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
2014Nhung (PN Triệu) Sài Gòn xxx 
2115Đặng Thị NgâuT-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
2216Bùi Kim ChiVH-LVCSài Gòn xxx 
2317Trần Thị MaiVH-LVCSài Gòn xPhòng đôixx 
2418Đoàn Phùng Thuý LiênPV-HTKSài Gòn xxx 
2519Trần Thị Trà MaiVH-LVCSài Gòn xPhòng baxx 
2620Nguyễn Thị Lan HươngVH-LSPTSài Gòn xxx 
2721Lê Khắc Phương AnhAV-HTKSài Gòn xxx 
2822Cao Xuân ThànhLH-HTKSài Gòn xPhòng baxx 
2923Hồ Đức HuyVV-HTKSài Gòn xxx 
3024Phan HiếuVV-HTKSài Gòn xxx 
3125Nguyễn Quốc ThắngPV-LVCUSA xPhòng đôixx 
3226Đặng Ngọc Thanh HảiAV-HTKBMT xxx 
331Hồ Lai HảiT-LVCĐồng Nai xPhòng đôixx 
342Nguyễn Văn ThếT-HTKĐồng Nai xxx 
351Lê Văn CôiVV-HTKBR-VT xPhòng baxx 
362PN Lê Văn Côi BR-VT xxx 
373Người giúp việc BR-VT xxx 
384Tài xế BR-VT xPhòng đôixx 
395Bành Phi LânSĐ-HTKBR-VT xxx 
401Trần Dư SinhT-HTKHuế xPhòng đôixx 
412Vân Nga PN bạn Sinh Huế xxx 
423Lê Đình ChâuT-HTKHuế xPhòng đôixx 
434Liên PN bạn Châu Huế xxx 
445Nguyễn Văn DòaLH-HTKHuế xPhòng đôixx 
456Nhụy PN bạn Dòa Huế xxx 
467Lê Xuân BânSĐ-LVCHuế xPhòng đôixx 
478Nguyễn Thị Bạch MaiVH-LVCHuế xxx 
489Phùng Thị Cẩm Vân PN bạn Đức Huế xPhòng đôixx 
4910Nguyễn Phúc Thị Xuân LộcVV-HTKHuế xxx 
5011Trần Thị MinhVH-LVCHuế xPhòng baxx 
5112Nguyễn Thị SungVH-LVCHuế xxx 
5213Trương Thị HoaAV-LVCHuế xxx 
5314Nguyễn Khoa Diệu HuyềnVH-LVCHuế xPhòng đôixx 
5415Tôn Nữ Thị ĐịnhLH-HTKHuế xxx 
5516Đặng Thị Thanh NhãVH-HTKHuế xPhòng baxx 
5617Tôn Nữ Lan HươngSĐ-HTKHuế xxx 
5718Huỳnh Thị BêT-LVCHuế xxx 
5819Nguyễn VêVH-HTKHuế xPhòng đôixx 
5920Nguyễn Duy DẫnVH-HTKHuế xxx 
6021Nguyễn Đôn ĐườngSĐ-HTKHuế xPhòng baxx 
6122Trương Văn TẩuSĐ-LVCHuế xxx 
6223Nguyễn Viết KếVH-LSPTHuế xxx 
631Phan Thành KhươngVH-HTKNinh Thuận xPhòng đôixx 
642Phạm PhốSĐ-HTKNinh Thuận xxx 
653Phan PhínhSĐ-LVCNinh Thuận xPhòng đôixx 
664PN bạn Phan Phính Ninh Thuận xxx 
675Nguyễn Công ChiếuLH-HTKNinh Thuận xPhòng đôixx 
686PN bạn Công Chiếu Ninh Thuận xxx 
691Lê Văn ThànhVH-HTKĐà Nẵng x xx 
702Trần Bá HàT-LVCĐà Nẵng xPhòng đôixx 
713PN Trần Bá Hà Đà Nẵng xxx 
724Nguyễn EmT-HTKĐà Nẵng xPhòng đôixx 
735PN Nguyễn Em Đà Nẵng xxx 
746Võ Thị VũVH-HTKĐà Nẵng xPhòng đôixx 
757PQ Võ Thị Vũ Đà Nẵng xxx 
768Lê Thị BaVH-HTKĐà Nẵng x xx 
779Nguyễn Thành TàiT-HTKQuảng Nam xPhòng đôixx 
7810PN Nguyễn Thành Tài Quảng Nam xxx 
7911Phan Phước HiệpLH-HTKĐà Nẵng xPhòng đôixx 
8012PN Phan Phước Hiệp Đà Nẵng xxx 
8113Tống Văn ThụySĐ-LVCĐà Nẵng xPhòng baxx 
8214Hồ ThuyênLH-LVCDi Linh xxx 
8315Trần Tuấn PhươngLH-LVCHuế xxx 

Đề nghị các bạn tiếp tục đăng ký dự Hội khóa, đề nghị các nhóm chốt lại số lượng lưu trú KS và tham gia đủ cả 3 ngày để BTC tại Nha Trang làm việc với các đối tác.

BTC Hội khóa Nha Trang 2024

Lời cám ơn của gia đình bạn Nguyễn Hoàng Quý

Chào bạn Trần Dư Sinh

Ngân nhờ bạn chuyển lời cám ơn sâu sắc của gia đình Nguyễn Hoàng Quý đến thân hữu cựu SV ĐHSP Huế 2 khoá Lương Văn Can _ Huỳnh Thúc Kháng .

Cám ơn các bạn ở Nha Trang: Võ Sỹ Quý, Nguyễn Phước Hưng, Phan Đức Nguyên, Tôn nữ Thể Quỳnh, vợ chồng Nguyễn hữu Dung, đã đại diện thân hữu 2 khóa LVC-HTK đến viếng cùng vòng hoa chia buồn cùng tiền phúng điếu của hai khóa.

Cám ơn các bạn Đặng ngọc Thanh Nhã, Đặng ngọc Thanh Hải, Đặng ngọc Thanh Nhàn đã gửi vòng hoa viếng.

Cám ơn bạn: Trần thị Kim Quỳ, Trần Dư Sinh, Trần Tuấn Phương, Phan Hữu Phước, Lê Bân chuyển từ hai bạn Lê Khuê, Nguyễn thị Vân cùng 7 bạn Sử Địa khóa Huỳnh Thúc Kháng .

Cám ơn các bạn:
Lê đình Cương – Lương thị Ngọc Diêu,
Lê xuân Bân – Bạch Mai,
Nguyễn Khoa Diệu Huyền
Phan Thành Khương,
Anh em cựu SV từng ở cư xá HTK Huế,
Đoàn Phùng Thúy Liên .
vc Hồng – Hảo
Lê Lâu .
Nguyễn thị Trinh.

Cám ơn các bạn đã nhờ Trần Dư Sinh chuyển tiền và phân ưu cùng gia đình chúng tôi:
.Nguyễn Lê Nghĩa
.Nguyễn Vê
.Mai Đình Vũ
.Võ thị Vũ
. Nguyễn thành Tài
.Văn thị Mười
.Đinh văn Dũng
.Nguyễn thanh Duy
.Nguyễn thị Thanh Thanh
.Lê thị Ba
.Lê đình Châu
.Tôn nữ thị Định
.Trương thị Hoa
.Nguyễn văn Dòa
.Hồ lai Hải
.Nguyễn khoa Phương Dung
.Trần Bích Hà
.Phan nữ Lan
.Nguyễn văn Vang
.Nguyễn công Chiếu
. Nguyễn Viết Kế
.Hộ Xuyên- Như Ánh
.Trần Kim Cúc
.Hoàng đình Phú
.Huỳnh thị Bê
. Thân trọng Tuấn
.Ngô Hành Sơn
Có tài khoản BAO CO Bo Sung GDTRACE 061227 NOI DUNG G D GOC:CKNA PAS (không viết tên)

Thành thật cám ơn bạn Trần Dư Sinh cùng quý bạn hữu trong và ngoài nước.
Trân trọng và Thân kính .
Thay măt gia đình
Hoàng thị Kim Ngân .

Mệ, Mụ, và Ả

Thái Cát Thân Trọng Tuấn (VH-LVC)

Sau khi người nam cùng với người nữ kết hợp sống chung với nhau, trong tình trạng bình thường sẽ có sự tăng trưởng số người trong gia đình mới này. Người Nam sẽ là cha. Người Nữ sẽ là mẹ. Đứa nhỏ vừa tăng thêm nhân số là con. Con người là loại động vật siêu đẳng. Đời sống hàng ngày được phân chia rõ ràng: Từ chức vụ, quyền lợi, bổn phận, v.v. thể hiện qua ngôn ngữ. Từ thành phần nhỏ nhất trong xã hội tạm thu góp trong cái gọi là gia đình khởi thủy gồm ba kẻ là Cha, Mẹ, và Con.

Lấy trình độ hiểu biết của một người Việt Nam có khả năng đọc thông, viết thạo, không theo một chủ thuyết nào  cả, chỉ nghe theo sự suy nghĩ, cảm nhận theo sự cho là đúng của chính mình, đối chiếu với kinh nghiệm của chính mình, không vì tình cảm, lợi ích, an ninh, cơ hội, mà thay đổi chủ quan. Ngắn gọn, theo sự thắp xếp Cha, Mẹ và Con trong một mái gia đình căn bản, nhỏ bè, yếu ớt mong manh như cánh dành dành trôi trong dòng sông lớn.

Dành dành cha lớn nhất trong đám, nhưng chẳng làm nên trò trống gì. Dành dành mẹ nhu mì, nâng niu những dành dành con, chăm lo  săn sóc!

Những tiếng đầu môi:

Trong xã hội Việt Nam, sự tăng trưởng cơ thể của những trẻ sơ sinh đã có thể nhận xét theo kinh nghiệm theo tiến trình “Ba tháng biết lảy (lật), bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò đi theo”. Về tiếng nói, những âm đầu môi của em bé nghe được là “Ma … Ma… Ma”. Những âm đầu môi của các em bé phát hiện không cùng thời tuổi. Các em có đầu lưỡi “nhọn” thường biết nói sớm hơn những các em khác. Từ âm “Ma” chuyển tiếp theo dần lên âm “Má”, “Mạ”, “Mẹ”, Mệ”. Những âm thanh đơn lẻ này kết thành chuỗi như một dòng sữa ngọt, tràn đầy sự sống, liên kết giữa mẹ và con. Trong tình trạng vô ý thức, không có sự lựa chọn, không suy nghĩ trong đầu óc trẻ thơ nhỏ dại, ngôn ngữ chỉ có một âm “Ma”, có thể đây là một dấu hiệu “Tôi Đây! Tôi đang ở Đây!”. Người có mang dòng sữa, vẫn có tên gọi trong trường đời trước khi mang bầu sữa trước ngực. Em bé cựa quậy trước  ngưỡng cửa cuộc đời, có thể vì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt Nam, được gọi với cái tên đơn giản như Tấm, Cám, Lúa, Ngô, Chó, Heo, Trâu, Bò, Cầy, Khuyển, Ngọc, Ngà, Châu, Báu, vân vân. để định danh sự phân biệt, lệ thuộc vào một cộng đồng khó chối cãi, bắt đầu bởi hai người khác giống. Tất cả hầu hết gọi tiếng “Ma” để kêu gọi sự sống, sự bình an, sự che chở, sự thương yêu, ấm áp, êm đềm, trìu mến. Dần tiến triển theo ngày tháng, âm “Ma” trở thành âm “Má”, “Mạ”, “Me”, “Mẹ”, “Mê”, “Mệ”, “Mự”, “Ba”, “Bầm”, “Bọ”, “Bố”, “Bu”, “Cha”, “Pá”, “Tía”, “U”, … Thái Cát tuy không biết về phương diện Ngôn Ngữ Học; nhưng cứ trình bày những điều mình biết, không chút ngại ngùng. Khi vỡ lẽ ra nếu thấy mình sai trái, sẽ thực tâm sửa đổi. Đọc một số những bài viết về những âm đầu môi của các em bé, thấy sự trùng hợp khá nhiều một cách ngẫu nhiên, giữa những em sinh ra cách nhau hàng ngàn cây số, không liên quan vật chất, nhưng những âm đầu môi giống giống nhau, tuy không cùng nòi giống, khác biệt ngôn ngữ. Xét về xã hội Việt Nam., tuy bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, nhưng tiếng nói của dân tộc Việt vẫn còn. Các âm Má, Pá, Mẹ, Mệ, Bu, Bầm, Đẻ, U v.v. vẫn còn trong ngôn ngữ của dân tộc Việt. Người Tàu cai trị dân Việt cả ngàn năm, nhưng không thể bắt dân Việt gọi Mẹ bằng âm Mẫu hay âm Ma Ma, gọi cha là Phụ, gọi chị là Tỉ, gọi anh là Huynh, gọi em là Đệ, v.v. Sau khi nhà Minh của Trung quốc lưu vong, sang Việt Nam, được chúa Nguyễn dung nạp, cho lập các làng Minh Hương, tạo thành các nhóm Tàu lưu vong như nhóm người Tiều, gọi là Triều Châu, sống chung lộn với người An Nam, trao đổi ngôn ngữ, hòa đồng các âm Chế, Tía. Chế là chị, là anh, là bậc trên. Tía là Cha, là bậc trưởng thượng. Ngôn ngữ này trở thành quốc tính, các tiếng “Tía, Má” quen thuộc từ khi người Triều Châu mang món Hủ Tiểu vào Nam Kỳ quây tụ trong làng Minh Hương. Giả thuyết hai tiếng “Cha, Mẹ” là lấy từ tiếng Quảng Đông của Trung Hoa không đứng vững. Mấy trăm quốc gia trên thế giới, vốn không liên hệ chủng tộc và ngôn nhữ, vẫn trùng hợp một cách ngẫu nhiên trong những tiếng gọi Papa, Mama tức Pa, Ma, Cha, Má, v.v. Trung Quốc gọi Papa, Má má, không liên quan gì với Pá, Má, Ba, Má, Bọ, Mạ, v.v. của dân tộc Việt. Tiếng Tía của dân Triều Châu giống như một thời trang mới cho dân Nam bộ, trong vùng mới khai hoang! Hai tiếng Ba, Me nghe được của quan lớn thông ngôn Thái Văn Toản triều Khải Định dịch từ Papa là Ba, Mère là Me của người Phú Lãng Sa văn minh hơn tiếng 爸爸 (Bàba – Cha),  媽媽(māmā – Mẹ) của người Trung Quốc, thì cứ dùng tạm cho nó có vẻ sang cả đầy văn hóa. Vua Thành Thái hàng tháng còn phải đích thân sang Tòa Khâm Sứ bên Hữu Ngạn Sông Hương trình diện quan Khâm Sứ Pháp để ký tên vào sổ lương, lãnh tiền hàng tháng như viên công chức Pháp, thì hai tiếng Ba và Me của nước Đại Pháp sang trọng không thể tả. Xét lại, trước năm 1884, nghĩa là trước khi thực dân Pháp tròng cái cùm nô lệ vào người dân An Nam, hai tiếng Papa đã được nghe lũ quỷ tóc vàng mắt xanh da trắng chuyên ăn thịt người và uống máu trong những buổi họp riêng của họ. Lại ngang nhiên chấp nhận rõ ràng trước khi bị chém đầu. Rõ ràng nhất là trong vùng Phan Lang, Phan Lý của dân tộc Chămp, lũ bạch quỷ ăn đá và uống máu diễn ra trước sự chứng kiến của những người dân Chăm tức là dân Chiêm Thành trong tinh thần giao kết. Thấy rõ ràng, không thể chối cãi. Lũ quỷ da tắng mắt xanh nấu những viên đá trong nồi, xong vớt ra, cất vào một nơi cẩn thận, để rồi sẽ nấu tiếp, cho đến khi chúng quăng bỏ vào đống rác, khác với truyền thống của chúng là rải làm đường đi. Những người Chăm tó mó. Tìm nhặt lấy, kiểm nghiệm, nhận ra rằng đó là những viên đá rõ ràng, tuy màu sắc không giống nhứ bất kỳ loại đá nào tìm thấy của địa phương! Có kẻ lớn gan, thè lưỡi liếm thử, cảm thấy hơi mằn mặn. Thế là đúng rồi, đúng là xương người sau shi chúng ăn thịt như lời chúng thú nhận. Rõ ràng hơn nữa, khi nhóm họp, chúng rót máu ra chén, chia nhau uống! Không rõ chúng lấy máu từ đâu, nhưng vì chúng là lũ quỷ da trắng mắt xanh, có nhiều tà phép, nên chuyện chúng lấy máu ở đâu để chung nhau uống không ai biết được. Xét sách từ nước Trung Hoa vĩ đại không thấy nói đến chuyện ăn đá uống máu của lũ bạch quỷ. Liên hệ sang nước anh em An Nam lại càng mờ mịt hồ đồ. Những tường trình từ nước An Nam về việc “chặt đầu giết quỷ da trắng mắt xanh chuyên ăn đá uống máu người” đầy rẫy! Trong những lúc lén họp nhau, chúng mời nhau ăn bánh trường sinh làm bằng thịt ông Gia Du, ăn xong lại mời nhau uống chén cứu độ tức là máu ông Gia Du. Chúng lại điên rồ hẹn khuyên nhau lấy muối thừa đem đổ ra lót đường để đi cho tốt! Lũ quỷ này còn nguy hại hơn tà Phạm Nhan thời Trần Hưng Đạo. Tà Phạm Nhan chỉ là huyền thuyết, truyền lại mối dị đoan kỳ bí, đơn giản là áo quần phơi trong ngày, phải đem hết vào nhà trước khi mặt trời lặn, nếu không, tà Phạm Nhan sẽ núp vào quần áo, xong gây tai họa cho người mặc, phải nhờ thấy phù thủy cao tay ấn mới trừ khử được. Bà Ngoại của Thái Cát rất tin sợ tà Phạm Nhan, nhưng me của Thái Cát cực lực đả phá sự mê tín này. Thái Cát là nhân chứng của cuộc tranh luận  giữa me và bà Ngoại, thời điểm là dưới thời đệ Nhất Cọng Hòa Ngô Đình Diệm, tại xóm Cày, làng Thế Chí Đông, xã Điền Hải sát Phá Tam Giang. Và cũng tại đây, những ai chịu phép rửa tội theo đạo Thiên  Chúa sẽ được tặng một bao gạo tạ ba chỉ xanh nặng 100 kg. Sân nhà thờ Thiên Chúa Giáo duy nhất của làng Thế Chí Đông vắng hoe, gạo trong kho vẫn không suy giảm. Trong làng Thế Chí Đông thời khoảng Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vào thập niên 1960, không hề có những thầy phù thủy chuyên trừ tà diệt quỷ, cũng không hề thầy tu Đại Thừa, Tiểu Thừa, cũng không có ông cha Cố Đạo, tuy vẫn có ngôi nhà thờ Thiên Chúa tại Xóm Nẩy. Trong thời gian này, Thái Cát vẫn sống trong nhà Ông Bà Nội tại xóm Vạn Phước, làng Nguyệt Biều. Trong làng, tại xóm Trung, gần đình làng Nguyệt Biều và cống Hồ Làng, có ông Thầy Phù Thủy, vẫn gọi là Thầy Phù, theo lời đồn, vì có lần nhảy lên mái nhà, diệt quỷ, bị rơi xuốt đất, què chân, phải đi cà thọt. Biến cố Tết Mậu Thân, quân sư đoàn I lên giải tỏa Nguyệt Biều, tất cả trai tráng hiện có mặt trong làng bị lùa nhốt vào sở lò vôi Long Thọ. Thái Cát cũng bị tạm giam chờ thanh lọc. Tại đây, Thái Cát gặp nhiều người, trong đó có Thầy Phù.

Khoảng giữa năm 1968, bãi đậu của những xe đưa khách mang số 7, chạy tử chợ Đông Ba lên lò vôi Long Thọ và  ngược lại, có lần kê bày 17 cái  xác bị chôn sống trong dịp Tết Mậu Thân. Một trong 17 cái xác đó là của bác Thân Trọng Liễn, bà con của Thái Cát. Thầy Phù lại có việc làm khẩn cấp, bắt quỷ trừ tà, không cho đưa xác vào nhà vì sợ vương phải quỷ dữ, cho nhập quan trên đường trước cổng vào nhà, chôn cất vội vàng theo giờ quy định chiếu theo sách Thọ Mai Gia Lễ mà Thầy Phù ấn định. Mấy anh tân học bàn với nhau là ông Thầy Phù làng Nguyệt Biều hô hoán dựa theo cuốn Thọ Mai Gia Lễ để bắt tang gia thi hành theo thủ tục, nhưng chắc gì ông Thầy Phù đã có trong tay cuốn sách Thọ Mai Gia Lễ này, và nếu thực sự là có trong tay, liệu ông Thầy Phù này có đọc được hay không? Tuy hỏi thế, vẫn không có câu trả lời. Hai đồng tiền cổ vẫn được tiếp tục gieo xuống dĩa, gieo hoài cho đến khi thấy bày ra một đồng sấp, một đồng ngữa, tức là Âm Dương thuận hợp, Tiên Thánh đồng tình bảo hòa chấp chưởng thuận ý ban cho! Khổ chủ lập tức cho hạ quan động thổ, vội vàng cho kịp giờ tốt. Lễ tạ công Thầy trong tình trạng xất bất xang bang khóc ra máu mắt, uất hận ngút ngàn, xác thân  rữa nát!

Sự mê tín này âm thầm tràn ngập trong tâm hồn một số những  bà mẹ của làng Nguyệt Biều. Thử kể vài bà mẹ ngụ cư trên xóm Thượng. Từ chuyện bày cảnh trồng hoa huệ bán trong  chợ cung phụng bảo vệ Phật Pháp vào những năm 1960’s đến chuyện ban đêm ra đồng soi cá kiếm thêm chút tiền. Đèn khí đá các buya xì xì hôi hám. Những con cá nằm sát bờ ruộng khờ khạo khi ánh đèn soi bị bắt bỏ vào oi! Thỉnh thoảng có một người soi cá gặp vận may. Bắt cá dễ dàng, toàn những con mập ú. Oi cá nặng oằn lưng khi cây đèn các buya vẫn còn xì sáng rạng. Hớn hở những bước trở về nhà, ra ảng nước, đổ cá trong oi ra xem. Những tiếng lạo xạo nghe rất lạ. Thiệt là lạ chưa tề! Chẳng hề nhìn thấy lấy một con cá, mà chỉ thấy toàn những hòn đá sạn cai du! Chuyện soi bắt cá chỉ được toàn sạn đá, Thái Cát chỉ nghe lời kể lại, chứ chưa có dịp nhìn thấy. Lại vẫn nghe, rể của quan tri phủ Thân Trọng Cảnh là Tôn Thất Triêm, một hôm có dịp họp đánh tài bàn tại nhà ông anh vợ là Tri Phủ Thân Trọng Dược ở xóm Vạn Phước, làng Nguyệt Biều. Tri Phủ Thân Trọng Dược là thân sinh của Thân Trọng Phước, chủ nhà hộ sinh ở ngoài cửa Đông Ba trên đường Gia Long, Huế. Sau nửa đêm, tan sòng tài bàn, ông Tôn Thất Triêm từ chối việc gia nhân của ông Dược cầm đèn đưa về. Nhà của ông Triêm cách nhà ông Dược chỉ một đoạn ngắn, cần chi bày đặt việc đưa về nhà. Khi gia đình ông Dược sắp sửa tắt đèn đi ngủ, thì người nhà của ông Triêm gỏ cửa xin rước ông Triêm về. Ai nấy đều ngạc nhiên, đổ xô đi tìm. Tới ngả ba đường cách nhà ông Dược một quảng ngắn, thấy trong bụi tre có cái gì động đậy. Soi đèn vào, thấy thấp thoáng bóng người. Lên tiếng kêu gọi vẫn không nghe tiếng đáp lại. Mấy người đi tìm bèn dùng những cây rựa cán ngắn, rựa cán dài, cùng nhau chặt các cành gai tre dày đặc một cách khó khăn, hồi lâu mới lôi được người ấy ra. Đúng là ông Tôn Thất Triêm, không biết cách nào mà ông chui tọt vô giữa bụi tre như vậy. Cật vấn mãi, ông Triêm nói rằng, trên đường về, vừa ra khỏi cổng nhà ông Dược, ông gặp mấy người không quen nhưng rất sang trọng mời vào một phủ đường ăn tiệc. Ông Tôn Thất Triêm đậu bằng Tiểu Học (Primaire), làm thư ký tòa Khâm Sứ Trung kỳ, gần cầu Trường Tiền. Ông có hai người con rể là tướng Lữ Lan và tướng Tôn Thất Đính. Chuyện ông Tôn Thất Triêm bị “ma thu” được Thái Cát kể cho anh Nguyễn Cúc là người chủ trương đặc san Tiếng Sông Hương ở Dallas, Texas.

Lại  mấy tiếng Thiên Mụ trong nhóm  chữ Thiên Mụ Tự. Không ai nói ‘Thiên Mệ!” Có chăng lả mất trí! Mụ là tiếng trỏ người đàn bà khá lớn tuổi. Mụ trỏ người em dâu. Mụ trỏ người hầu của cha già có của. Mụ trỏ người đàn bà bán nước chè góc phố. Mụ trỏ người  đàn bà buôn thúng bán bưng. Mụ trỏ người đàn bà ăn mày xó chợ. Mụ là tiếng của người chồng gọi người vợ yêu thương! Tiếng Huế của Thái Cát tui như rứa đó! Không sách vở nào nói ra cho ngạ!

Âm Thanh Dân Tộc:

Theo Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược, suốt 1050 năm Bắc thuộc, An Nam bị ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa Trung Hoa. Địa thế nước nhà bị hạn chế không thể thu nhập các nền văn minh khác biệt. Xét trong vấn đề ngôn từ, thấy có khá nhiều tiếng mang âm hưởng Hán-Việt. Tuy nhiên, những ăm đầu môi của dân tộc Việt không phải bắt chước của người Tàu. Các âm đầu môi này có thể là âm “Ma” trở thành âm “Má”, “Mạ”, “Me”, “Mẹ”, “Mê”, “Mệ”, “Mự”, “Ba”, “Bầm”, “Bọ”, “Bố”, “Bu”, “Cha”, “Pá”, “Tía”, “U”, … Theo sự suy xét nông cạn của Thái Cát, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Con người là một động vất tuyệt vời về tư tưởng và ngôn ngữ. Lấy hình ảnh một con vật thân quen là con mèo vẫn được nuôi trong nhà. Khi mèo con chào đời, có những âm thanh nhỏ nhẹ đòi sữa hay ấp ủ. Mèo con ở Nguyệt Biều nghe tiếng kêu cũng giống như mèo con ở xóm Bóng, Nha Trang. Mèo con ở Xóm Bóng Nha Trang nghe kêu cũng giống như tiếng kêu của mèo con vùng cà phê Phú Thọ, xứ đuôi trâu thuộc cao nguyên Gia Lai. Mèo con xứ Huế tiếng kêu cũng giống như tiếng mèo con Sài Gòn. Mèo con Sài Gòn có tiếng kêu như tiếng mèo con ở Băng Cốc, Thái Lan. Mèo con ở Thái Lan nghe kêu cũng giống như tiếng kêu của mèo con ở vịnh Subic Bay của Philipine, Mèo con ở vịnh Subic Bay của Philipine nghe kêu cũng giống như tiếng kêu của mèo con ở Aurote Point của đảo Guam. Tiếng kêu của mèo con ở Aurote Point của đảo Guam cũng giống như tiếng kêu của mèo con ở Orange County, bang California. Thái Cát đoan chắc rằng, những năm một ngàn chín trăm hồi đó, con mèo tam thể của Thái Cát ở Bến Ngự sinh con, tiếng kêu của lũ mèo con chưa mở mắt nghe giống hệt như lũ mèo con của người đàn bà hàng xóm người Mễ phì nhiêu tươi tốt phải rất khó khăn mới chui vào ngồi được trong chiếc xe Takoma nhỏ tí, chan hòa nắng ấm California. Từ nơi được cho là xứ sữa và mật ong, Thái Cát bình an nhớ về một nơi vàng son xa xưa khi vừa mở mắt chào đời, trước khi loại lúa Chậu chín vàng, trong một xứ có cái làng tên Gia Miêu, Ngoại Trang các thứ. Thái Cát tốt nghiệp ngành Sư phạm ban Việt Hán, lên Pleiku, dạy trường Nữ Trung Học Pleime môn Quốc Văn. Hai năm sau thời cuộc loạn lạc, rơi mất chữ Quốc, cho nên bây giờ nước nhà chỉ còn có Môn Văn. Tên Gia Miêu vẫn còn. Gia là Nhà. Miêu là Mèo. Trong Thiên Tự Kinh ghi rõ như thế, nhưng không ghi Long là Rồng. Gia Miêu sinh Gia Long kể cũng lạ. Thái Cát chưa được nghe tiếng Rồng ngâm, nhưng nghe tiếng mèo kêu thì nhiều. Nhắc lại: Tiếng mèo con Nguyệt Biều nghe chẳng khác gì tiếng mèo con của Orange County của bang California nơi Thái Cát đang ăn nhờ ở đậu. Nửa thế kỷ trước, Thái Cát có nuôi một chú mèo con Nguyệt Biều. Chạy loạn, vượt biển cả Thái Bình Đương, trèo đồi núi của đảo Guam dốc thẳm, lũi vườn Cam xứ Cali rậm rạp không bóng mặt trời, không mang theo mèo con, do đó, Thái Cát không có mèo Nguyệt Biều dạy cho mèo con của Orange County kêu “meo meo”, nhưng mà lạ chưa tề! Tiếng mèo Việt và tiếng mèo Mỹ tuy xa cách nhau cả nửa vòng trái đất cả mấy chục ngàn cây số, lại nghe răng mà giống đúc nhau như thế! Làng Gia Miêu. Triều Gia Long. Tết Giáp Thìn. Hồi khuya 10/2024 có nghe pháo Giao Thừa rộn rã ở công viên Một Dặm Vuông. Bây chừ đang ngẫm nghĩ để viết tiếp bài “Mệ, Mụ và Ả” thì đồng môn Nguyễn Quốc Thắng ban Pháp Văn điện thoại chúc Tết Giáp Thìn. Sau những tràng cười rộn rã, những lời chúc quen  thuộc, Thái Cát hỏi Nguyễn Quốc Thắng có bao giờ nuôi mèo không? Nguyễn Quốc Thắng trả lời là không, chỉ có nuôi một con chó. Thái Cát hỏi Quốc Thắng có còn nhớ tiếng sủa của nó không? Thắng cười, chấp nhận là còn nhớ. Thái Cát hỏi là Thắng có thấy sự khác biệt giữa hai con chó, một con là ở Đà Lạt hơn nửa thế kỷ qua, một là con chó hiện có trong nhà của Thắng tại thành phố Anaheim, nơi có Disney Land’s lừng danh? Thắng cười: “Thì dĩ nhiên là nghe cũng giống như nhau, vì chúng đều là chó”. Thái Cát nói: “Hay lắm! Hai con chó không hề quen biết nhau! Sống cách xa nhau hàng chục ngàn cây số nhưng tiếng sủa nghe ra cũng giống nhau! Không phân biệt sủa giọng Việt hay sủa giọng Mỹ”. Trong khi người Việt Nam và người  Tàu tuy nhìn từ một chữ Hán nhưng phát âm khác nhau thì khó có thể đồng ý rằng tiếng Tàu sinh ra tiếng Việt! Sự trùng hợp ngẫu nhiên về một số tiếng của các quốc gia không thể quyết đoán một cách vội vàng. Chẳng hạn, nữ thủ tướng lừng danh của Ân Độ là bà Indira Feroze Gandhi (माँ ɡɑːndʱi đọc là maan ɡɑːndʱi nghe như Má hà.i viết theo âm tiếng Việt Nam (dịch từ Mệ Gandhi). Các từ nghe ra là Mệ, Mụ, Má của Ấn Độ gọi tôn kính bà Thủ Tướng lừng danh ba kỳ đắc cử, chẳng hề liên quan gì với mấy tiếng Mệ, Mụ và Má trong tiếng Việt Nam. Lại nhắc đến Ông U Thant người Miến Điện (Myanmar/Burmese), được người dân Miến quý mến gọi là Ông Thant, မောပန်းနွမ်းနယ်ခြင်း။ nghe ra như maw paann nwm naal hkyinn. (âm Việt nghe như Mau Than Yan Dụ kị). Trong tiếng Miến Điện, với lổ tai của Thái Cát sau khi lắng nghe rất nhiều lần, hai âm Ông và Mệ đều nghe như nhau là âm Mau. Tạm cho rằng âm Ông và âm Mệ của người Miến Điện gọi Ông (Mệ) U Thant chẳng liên quan gì với Ôn hay Mụ U Thant khi người Việt nhắc đến vị tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc này. Trụt thêm tí  nữa, ghé xứ Mã lai, nghe kêu Ibu là mệ, là bà, là Mẹ lớn, Mẹ Cả thì phải đoan chắc rằng âm Ibu chẳng liên quan gì với tiếng U, bõ, bầm của người miền Bắc nước Việt Nam.

Rừng Rú Về Nguồn:

Lợi dụng Utube, kẻ có chút chữ mà không hiểu nghĩa bày trò viết văng  vít. Từ chỗ nghe Gia Miêu, đẻ ra Gia Long, bèn nghiễn thêm hai tiếng Gia Lâm mới thiệt lòi đuôi văn hóa rừng rú. Thuần thành từ nền văn hóa lốp xe, bắt sinh viên sư phạm phái nữ phải mang guốc, nam đi giày như tấm ảnh tào lao quấy quá duới đây.

Kẻ đưa ảnh này lên mạng để Thái Cát thâu được, nếu kẻ đó có cơ hội gặp được, sẽ dạy bảy (7) sinh viên Sư Phạm trên  đường sang du học Pháp trong thời gian một năm, phải cẩn thận không được mở cánh cửa máy bay để tránh bị cảm lạnh! Quan Thông Ngôn Thái Văn Toản  theo phục dịch Bửu Đảo cùng Thái Tử Vĩnh Thụy cùng Ông Hoàng Tùng Đệ năm 1922 sang xả xui bên thủ đô nước Đại Pháp, lừng danh đến độ nhà báo quèn Nguyễn Vỹ vội sửa tên thằng Đít thành tên Anh Tuấn, để đi học theo lệnh quan nước Đại Pháp, ba năm sau về làng, nói tiếng Tây giỏi hơn các đại quan trong Hàn Lâm Viện Pháp Quốc thật chuẩn đúng chắc thẳng bon như đường dây thép “Lắc Léo Mè Dòng Lô!”. Ơi đồng môn Sư Phạm Văn Đức Triệu! Anh nghĩ mần răng? Pháp thua trận Điên Biên Phủ năm 1954, rút về Tây. Năm 1962, tướng nhảy dù Nguyễn Chánh Thi, người làng Tiên Nổ, cùng một chỗ với mụ ăn mày chợ Đông Ba, ban ngày rền rĩ bài ca “Liên Hoa Lạc” của bang Khất Cái, tối về Tiên Nổ thoải mái sống trong  căn nhà lầu hai tầng có người hầu kẻ hạ rất đầy đủ. Ông tướng nhảy dù Nguyễn Chánh Thi nói Tiếng Mỹ rất giỏi, dạy cho dân đá cá lăn dưa ở chợ Đông Ba câu tiếng Mỹ tuyệt vời “No Star Where”! Khi ông còn là Tư Lệnh Vùng Một Chiến Thuật, vẫn thường lên đài Phát Thanh Huế dưới  chân cầu Trường Tiền, oai hùng tuyên bố rằng: “Đồng  bào trong khu tôi, phải lo bảo vệ, gìn giữ cho khu của mình!”. Dân Huế, nói tiếng Huế. Ui chao! Cái Khu! Cái lổ khu! Văn  hoa như lời Nguyễn Vỹ là “Anh Tuấn” nhưng không diễn tả hết được. Ngậm ngùi! Thiệt rất  chi là  buồn  cho cái cảnh khu trít! Ông Tướng với những lời thật thà của dân làng Tiên Nổ! Con sông Hữu Hộ Thành! Con sông có con đò Kẻ Vạn! Con đò do Mụ Nay chống sào hàng ngày đưa khách sang sông. Con đò thường có thằng Hè và con Vẹt con của mụ ngồi theo, lâu lâu có O Dê đi kèm phụ lái. Đò đưa qua bến Vạn Xuân. Có Thầy cô Hòa Huy Khoái Châm Yến! Ơi đồng song Lê Quang Thông! Liệu có còn nhớ gì không? Chiếc sào tre của mụ Nay năm cũ? Liệu những công thức Toán tuyệt  vời có cách nào làm cho cây cầu qua sông Kẻ Vạn thẳng qua trường tiểu học Vạn Xuân bớt lung lay?

Cầu Vạn Xuân tức cầu Kẻ Vạn (Photo Trần Hữu Sơn Tùng)

Tết Mậu Thân! Vô Đại Nội thấy ba mươi sáu thứ! Thứ chi? Thứ Ma! Thứ Ma là ma chết đứng! Thứ Ma là ma chết Ngồi! Á khoan hò rằng! Nghe tui kể chuyện đi Chơi! Làng Nguyệt Biều ít khói lửa trong biến  cố Tết Mậu Thân! Một đêm tối trời, có chiếc trực thăng đáp xuống bãi cát làng Lương Quán, thả hai biệt kích. Sau nửa khuya, cà nông chơm rót vào chuồng trâu của một nhà gần nhà thờ họ Hồ nằm trên con đường  Lấm. Trâu chết. Người không ai bị thương. Người dân kéo đến chia những miếng thịt trâu có những mảnh đạn ca nông chơm. Sư đoàn Một lên giải tỏa. Trên lầu của sở lò vôi Long Thọ, nhìn toán quân của Sư Đoàn Một tiến vào làng. Sáng tiến quân  vào. Chiều kéo quân  ra  với những thương binh. Cả tuần lễ  mới yên. Làng Nguyệt Biều được giải tỏa. Thái Cát được giấy phép về lại Bến Ngự. Cả nhà Bác Cả ra tị nạn tại trường Quốc Học. Thái Cát tình nguyện về nhà ở Bến Ngự giữ nhà, viết tấm bảng “Nhà đã có chủ” dán trước cửa. Vui vẻ chung với các anh trong tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân vùng đóng chung trong nhà. Đài phát thanh thành phố Huế bắt đầu hoạt động. Tin tức chiến sự theo dõi hàng ngày. Tiểu đoàn 22 Biệt Động Quân kiểm soát Kim Long! Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Võ Vàng! Tên Võ Vàng nghe rất quen. Chú Hồ Thăng vẫn thường cười người học trò “Vọ Vàng”, bạn người em út của Chú Thăng là Hồ Dõng! Hồ Dõng vẫn thường nằm múa võ trên giường. Võ Vàng một thời oanh liệt, bỏ mình trong trại cải tạo. Nửa thế kỷ trôi qua, đất nước Việt Nam vẫn một giải sương mù che khuất.

Dân tộc Chăm, ảnh hiển văn minh Ấn Độ. Dân tộc Khmer cũng vậy, thể hiện qua công trình kiến trúc Đế Thiên  Đế Thích. Sự trùng hợp một số tiếng giữa người An Nam và Khmer không có nghĩa là người Việt mượn tiếng của người Khmer hay ngược lại. Thời Thái Cát còn thanh xuân, ca sĩ Thanh Lan của miền Nam Cọng Hòa, hát bài ”Gọi Người Yêu Dấu”. Nghe thì cảm xúc, thì thích mê tơi. Trình độ cảm xúc tùy người. Em mang bệnh cô Út An Cựu bán cháo gà nên phải trốn lên Đà Lạt. Sương chiều lạnh buồn tênh, em lênh đênh nương theo đám mây trôi dập dình qua tận cánh đồng Chum của anh chàng Mai Liên Khoong Lee hoang vắng. Gọi Người Yêu Dấu! Yêu cũng có nghĩa là Dấu. Dấu cũng có nghĩa là Yêu. Lên Đà Lạt một chiều, vô xưởng đẻ vì vừa được Yêu và phải  cần phải Dấu!

Nói dài rối, thôi tóm tắt như ri: Khi Mỹ thả hai trái bom nguyên tử, lên Quang đảo và Trường Kỳ tức  Hiroshima và Nagasaki. Sự mê tín của người dân xứ Huế vẫn còn mê muội. Làng Nguyệt Biều có anh Hoàng Trọng Dĩnh học trường Quốc Học, bị chứng đau ruột thừa quay quắt nhưng gia đìnnh vẫn bày bàn cúng  vái xin xăm. Mấy người bạn đến thăm, hè nhau chở anh Dĩnh vào nhà Thương Lớn, mổ kịp thời cứu thoát, ấy vậy mà cả nhà anh Dĩnh sau đó tốn rất nhiều tiền sắm lễ vật tạ ơn Cô Chín Thượng Ngàn ở trên điện Hòn Chén thuộc núi Hương Uyển bên bờ sông Hương!

Có những chuyện trong cung cấm không tiết lộ ra ngoài. Chẳng hạn như người sinh ra Vĩnh Thụy là Thị Út, con của Huỳnh Văn Tích. Vĩnh Thụy, tức Mệ Vững gọi Thị Út bằng gì? Gọi là Mạ theo tiếng Huế chăng? Không đúng! Gọi là Gì chăng? Trật luôn! Gọi là U, là Đẻ, là Bầm, là Mẫu Hậu chăng? Trật tuốt! Nghe rõ đây nì: Mệ Vững gọi Thị Út là Ả! Rõ chưa? Goại là Ả! Và gọi Ân Phi Hồ Thị Chi là Mẫu Hậu! Có chi mà ngạc nhiên! Thủng thẳng theo đọc “Mệ Vững Phá Nhà” sẽ rõ!

Ngôn Từ Đương Đại:

Ơi mấy Thầy Cô dạy Văn! Vì cớ chi mà lũ học trò càng ngày càng dốt? Bọn Tàu phù của triều Minh, không hàng phục triều Thanh, bỏ nước ra đi, được Chúa Nguyễn của An Nam dung dưỡng, cho lập làng Minh Hương vui sống. Xứ Bao Vinh, phía Bắc đồn Mang Cá, có danh nhân người Minh Hương được vua Minh Mạng cho cải tên là Trần Tiễn Thành, cất nhắc lên làm quan lớn. Thời Nguyễn Văn Thiệu, có anh chàng người Minh Hương, cũng ở Bao Vinh, cùng chỗ với Trần Tiễn Thành, rền rĩ âm hưởng “Giang Nam Thập Nhật” của Tàu bị người Thanh tàn sát, đặt những bài ca chán chường phản chiến. Tên của ông ta là Trịnh Công Sơn. Nì mấy người dạy văn, răng không chỉnh sửa lũ học trò cách đánh vần chữ Trịnh rứa hè? Thời Trịnh Nguyễn phân tranh? Thời vua Lê Chúa Trịnh? Chữ Trịnh rõ ràng như vậy sao đánh vần thành âm “CHỊNH” ngược  ngang? Trịnh đổi thành Chịnh rõ ràng! Sau 1975, có phong trào “Nghe Nhạc CHỊNH”! Làng Gia Miêu còn đó. Huyện Nông Cống còn đây! Làng Đông Ninh nghèo đói vơi đầy. Ngày lặng lẽ vẫn thường hay “Đánh Chịnh”. Thái Cát đã trải qua trò quái quỷ này nhưng tuyệt nhiên không thích. Nì Huyền Tôn Nữ Huệ Tâm, Nguyễn Khoa Diệu Huyền, Võ Sĩ Quí liệu có biết “Đánh Chịnh” là cái chi không rứa hì? Các người là nhà giáo, ngôn xưng trí thức hơn người. Hỏi chút chơi tạm gọi làm vui. Từ sở thú Tĩnh Tâm, ra bờ đê Kim Oanh, cầu Hồng Cừ có đó, còn qua mấy tấm mành của cái miễu có tên chi? Bảy tám năm đi qua đi lại mòn gót chân mà vẫn không biết tên, thiệt là vô tình quá đáng! Trong Thái Miếu không bao giờ được phép dựng ảnh thờ, thế mà dựng chứng bày khung tượng và khăn vuông này nọ. Vua Đồng Khánh tuy đã gọi bà chúa Trầm Hương Chiêm Thành Thiên Y A Na là chị, nhưng không tin chụp ảnh là bị thu hồn đưa về cõi âm ty. Vua Đồng Khánh là người chính thức cho chụp hình đầu tiên của chế độ vuơng quyền triều Nguyễn Gia Miêu, trong khi những hủ tục mê tín dị đoan vẫn đang còn tràn đầy trong lòng dân tộc. Lệ xem giờ, coi ngày tốt xấu. Lệ coi tuổi, phong thủy mơ hồ. Ngay cả vua cũng sai quan làm lễ tế cầu mưa trừ hạn. Tiếng sấm nổ bất thường cho là trời quở. Loài châu chấu hại lúa cho là Thiên Tử phạm lỗi an dân. Giông bão dầm dề cứ cho là ông lụy bà lụy nọ kia nên bày đàn cầu đảo. Lũ quan lại a dùa bày trò nọ điều kia cho vừa lòng người chủ nước. Lại nhất quyết nghe tin theo lời Khổng Tử của Tàu. Ai là ông  vua của Tàu để Khổng Khâu tôn thờ theo đạo Trung Quân? Có con trai mà không biết, đến khi con gần trưởng thành trông thấy, mới hỏi “Mầy con ai?” ghi rõ trong sách Luận Ngữ, được bầy tôi chống chế nọ kia. Nghiện rượu tít mù, lại đổ rượu xuống đất những khi tế lễ, lại bảo rằng lệ tế phải theo. Một ngàn năm bắc thuộc, luật nhà Đường khắc bạc, những văn thư bắt  buộc phải theo, nhưng ngôn ngữ vẫn giữ theo phép cũ. Phật giáo từ Ấn Độ, Tàu du nhập vào nước, dịch kinh văn, theo thể chế người nước Tạng, bày cúng tế, thắp nhang thơm, ăn chay, giữ giới. Truyền sang An Nam không hiểu  mô tê. Một chút mù mờ đều bảo rằng ấy là lời Phật dạy. Từ đó các lời trong kinh viết bằng chữ Hán đều được kính thờ. Đường tăng Thích Đại Sán viết cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự, kể những điều không tưởng mà chúa Nguyễn răm rắp nghe theo. Dẫn chứng, khi thuyền của Đại Sán gặp bãi đá cạn, Đại Sán cắm mấy lá cờ là thoát khỏi tai ương. Biển động sắp chìm thuyền, Đại Sán cắm lá cờ là biển yên sóng lặng. Tất cả những chuyện quái dị xảy ra trong chuyển hải trình, Thích Đại Sán dùng phép trấn yên tất  cả. Khi vào Kinh Đô Thuận Hóa, dân An Nam đón chào mặc những áo quần màu hồng, màu xanh là màu của người Chiêm. Mê tín, dị đoan cho vấn đề bị bệnh tất là do Thần Linh định đoạt.  Những khi bị bệnh, cứ ra cúng Thấn Cây Đa, Thần  ngả ba đường, thần sông, Thấn ao, thần hói, thần núi, Thần đồi, sẽ khỏi. Trẻ con thiếu vệ sinh, chết non, cho là bị bà Mụ bắt, nên dùng những tên thật xấu mà đặt để bà Mụ chê mà không thèm bắt. Lại nữa, cho rằng bà Mụ chỉ bắt con trai, nên dùng các tên của con gái mà đặt. Đơn giản nhất rõ ràng là cái thằng mà có tên là “Gái”. Vấn đề có sinh mà không nuôi được rất nhiều trong thời Chúa Nguyễn Võ Vương, ngay trong dinh thự của chúa. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú (Trú) và bà Thục Phi Trương Thị Thư, sinh năm 1714, mất năm 1765, hưởng dương 51 tuổi. Con trai thứ 9 là Nguyễn Phúc Hạo, mẹ là Cung Tần Trương Thị Hoàng, Hạo sinh năm 1739,  được chọn làm Thái Tử, tước Hiếu Tuyên Vương, có tên hèm là “Đức Mệ”. Mất năm 1760, hưởng dương 29 tuổi, Chúa Nguyễn Phúc Khoát cải tên Phúc Hạo thành Phúc Quế. Con Trai của Phúc Quế là Nguyễn Phúc Dương, tên hèm là “Chị Dương”, tức là Tân Chính Vương, bị Nguyễn Nhạc giết ở Gia Định năm 1777.

Như vậy, con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Khoát gọi là Đức Mệ, Con trai trưởng của Mệ gọi là Chị. Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát lúc đang trị vì đã quy định như vậy. Về sau, không rõ vì sao mà bất kỳ con trai của dòng vua Minh Mạng đều gọi là Mệ. Theo Tự điển Triều Nguyễn của Võ Hương An: Vua Kiến Phước là “Mệ Mến”, Đồng  Khánh là “Mệ Tríu”, Bảo Đại là “Mệ Vững” Hết trích. Trong khi dòng Hoàng Tử Cảnh (Liên Thành) cùng dòng Tôn Thất không được gọi Mệ. Trước 1975, Thái Cát học võ với võ sư Hồ Thăng trong vùng lăng Vạn Vạn xứ An Cựu. Tất cả võ sinh đều gọi nhau bằng Mệ. Có người không rõ, cứ tưởng Mệ là đàn bà như khi nhắc tên “Mệ Sen” là ông thầy hoàng phái chuyên môn viết sớ cúng tế cư ngụ trong xóm Cầu Đất gần cửa Nhà Đồ.

Một Mụ Mạ ở Huế thì chừng bao nhiêu tuổi mới được kêu là Mệ? Nhớ lại câu ca dao: “Lấy chồng từ thuở mười ba. Đến năm mười tám thiếp đà năm con”. Nếu đứa con đầu lòng là gái, lên mười ba tuổi lấy chồng, cuối năm sinh con, thì Bà Ngoại mới tròn hai mươi lăm tuổi, thong dong lên chức Mệ cái rột! Tiểu Thơ Phạm Thị Hằng con của quan Đại Thần Phạm Đăng Hưng lấy chồng lúc mười ba tuổi. Năm 15 tuổi, sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo. Năm sau, lại sinh Hoàng nữ thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý. Công chúa Uyên Ý chỉ sống được 3 tuổi. Năm 18 tuổi, Phạm Thị Hằng sinh con trai tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức là vua Tự Đức.

Tiểu thơ Trần Thị Đang sinh năm 1769 tại làng Văn Xá, huyện Hương Trà, Châu Thuận Hóa. Cha là ông Hàn Lâm Trần Hưng Đạt và bà Lê Thi Cầm. Năm 1774, vừa tròn 5 tuổi, được chọn vào hầu mẹ của Nguyễn Ánh là Ý Tĩnh. Năm 1779, vào Gia Định, được phong Tả Phi hầu Nguyễn Ánh. Hai năm sau, được phong Nhị Phi. Cuối cùng được vua Minh Mạng phong là Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu.

Như vậy, có thể kể Tiểu Thư Trần Thị Đang xuất giá quá sớm! Sinh được ba con trai. Thái tử thứ tư là Đảm lên ngôi, tức là vua Minh Mạng. Ui chao ơi! Mời mười tuổi việc kinh kỳ hàng tháng của nữ nhi sao quá vội?

Hàng năm Minh Mạng vẫn cầu mưa, giải hạn. Vẫn lên án chị dâu phạm tội loạn luân. Kết án Lê Văn Duyệt, Lê Chất là hai kẻ phản thần. Mệ Đởm (Minh Mạng) nói giọng làng Văn Xá xứ Thuận Hóa hay là giọng Quảng Ngãi véo von rứa hì?

Thái Cát Thân Trọng Tuấn (VH-LVC) chuyển từ California ngày 12 tháng 2 năm 2024 – Tùy nghi sử dụng.

CÀ KÊ CHUYỆN PHỞ NƠI TÔI Ở

CÀ KÊ CHUYỆN PHỞ NƠI TÔI Ở

————————————————-

Lê quang Thông (T-LVC)

Báo Tuổi trẻ ở Việt Nam, vào năm 2017, cùng với công ty Acecook , Nhật, khởi xướng ngày 12.12 là Ngày Của Phở ở Việt Nam. Vì sao chọn ngày này, không thấy nhắc tới.

Trong khi đó, ở Nhật, bắt đầu từ 2016, Công ty này chọn ngày 4 tháng Tư hằng năm là Ngày Của Phở với lý do : Ở Nhật, Phở được đọc là FÕ nghe như Four trong tiếng Anh, nên ngày 4 tháng 4, toàn âm FÕ, vừa êm tai vừa gợi tới Phở, được chọn là Ngày Của Phở.

Đọc qua những thông tin này, tôi muốn viết về Phở và chỉ xin giới hạn trong CÀ KÊ CHUYỆN PHỞ NƠI TÔI Ở. Góp bài cho trang nhà tháng Hai. 2024 phải vui vui một chút, như Admin có gợi ý qua Mail, khi báo tin các bài mới, vì tháng này có những chuyện buồn cho hai khoá chúng ta.

Ca tụng Phở không phải là một chuyện lạ. Từ Thạch Lam tới Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tú Mỡ… chúng ta đã được đọc nhiều tuỳ bút hay về Phở. Khen Phở như ca tụng một người đẹp, không ai phản đối cả, trừ một bà cụ hàng Phở ở Hà Nội đã mắng yêu ông Tuân :

. Ăn uống gì ông bao nã, mà đặt bày ca tụng Phở đủ điều, cho bọn ăn ngập mặt chúng nó khinh.

Phở đáng được ca tụng vì ngon thiệt. Có thể hát nhái câu hát về một vùng quê hương “anh hùng” để suy tôn Phở :

“ Đi mô rồi cũng nhớ về bát Phở “, chắc không bị “bắt khẩn cấp” về tội bôi bác, phản động…

Nói tới Phở, nghĩa là nói tới Phở ngon. Nhưng không hiếm những “cái gọi là Phở” mà chúng ta đã gặp ở khắp nơi. Hoặc cường điệu với hình thức bát lớn, tô to … làm mất đi vẽ thanh tao của một món ăn ngon. Hoặc thêm thắt các phụ gia quá đáng, làm kẻ sành ăn ngao ngán khi nhìn thấy, ví dụ một thìa “mì chính” trước khi cho nước dùng vào bát phở; hoặc hành lá xanh phủ kín mặt bát.

Những “quasi Phở” xuất hiện. Vào thời bao cấp ở quê nhà với “ Phở không người lái” hay những biến dạng của Phở như Phở cuốn, Phở Hải sản…

Chưa bao giờ học thuyết Max-Lenin lại đúng tuyệt đối trong khái niệm “lượng biến thành phẩm” như trong trường hợp Phở. Nồi hầm xương nhiều thì nước phải ngon. Cũng như câu đùa “cái gì không mua được bằng tiền, thì mua được bằng nhiều tiền”, trở thành chân lý nơi quê nhà bát nháo hiện tại.

Có lần ở Praha, Tiệp, chúng tôi hí hững chờ một bát phở thập cẩm, sau đường dài từ Đức qua và giật bắn người khi tô phở mang ra với đủ bò, gà, heo…vì ở đây (?), hay riêng quán này (?), người ta định nghĩa thập cẩm là vậy.

Những năm sau 1975 trong chợ Trương minh Giảng, trước Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, có một quán phở Bắc chính cống, ngon tuyệt vời. Lần đầu vào ăn, nhiều thực khách hỏi tương đỏ, tương đen bị ông chủ quán coi thường ra mặt. Nhưng rồi sau đó, ông ân cần giãi thích :

. Mời ông cứ dùng đi rồi biết. Tôi thức cả đêm gạn lọc cho nước dùng trong veo. Hà cớ chi phải thêm tương này, tương kia vào cho bát phở đục ngầu như nước rửa chén.

Thực khách đành xin lỗi vì tội không biết ăn phở Bắc của mình.

Đúng là “Nghề ăn cũng lắm công phu”, nếu không tinh tế trong ăn uống thì thành ra hạng “ngưu ẩm” hay “thực bất tri kỳ vị”.

Ở Paris trong khoảng thập niên 80, có một quán ăn Việt Nam tên Thiên Cơ. Chúng tôi hay đùa nhau tới đây bảo đảm không dính bệnh hoa liễu vì “Thiên cơ bất khả lậu”.

Chủ nhân là ông Thầy dạy Toán nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975, và là tác giả của nhiều sách toán luyện thi Tú tài 1,2. Đầu bếp là vợ thầy, cũng là cô giáo người Huế. Ăn ở đây, chúng tôi tự động đứng dậy bưng bàn khi nghe từ bếp kêu vọng ra món mình đặt. Một phần thấy bất kính vì để Thầy bưng dọn cho mình, dù chưa theo học ngày nào; phần khác vì thương cuộc đời lỡ vận của Thầy Cô.

Có đêm, chúng tôi đến quán vào lúc gần đóng cửa vì kẹt xe cứng từ xa lộ A4 Đức – Pháp vô Periphérique vòng đai Paris. Cô đang có nồi bún cho ngày mai chưa nêm nếm, nếu thích, đợi năm mười phút có ăn ngay. Cả nhà ăn bún bò Huế như rồng cuốn sau hơn 5 tiếng mệt mõi trên xe, chỉ có cậu con trai thưởng thức không nhiệt tình lắm. Cô rất tinh ý, nhận ra và kiên nhẫn hỏi thằng nhỏ (lúc đó chừng 10 tuổi) lý do. Hắn trả lời tô bún nặng mùi ruốc không như bún mẹ con. Cô phải công nhận đã lật đật đánh ruốc và cho vô khi nước nóng làm mùi ruốc bốc lên gắt, nước dùng có thoang thoảng hương vị bún riêu.

Cô đùa thằng nhỏ thuộc hàng “Thực tri kỳ vị” và chúng tôi cho cổ biết, trong nhà gọi nó là “máy thử”. Theo năm tháng, số “máy thử” trong nhà càng lúc càng tăng. Từ cổ máy đã chạy trên 70 năm, đến 2 máy ngoại, nhập từ nước ngoài hơn 10 năm rồi, ý tôi muốn nói con rể và con dâu người Đức. Sau đó 2 máy mới là hai đứa cháu, sản phẩm dạng Joint Venture hỗn hợp Đức-Việt, trang bị khoảng 5 năm sau này, làm cho đầu bếp (nhà tôi) nâng cao tay nghề đều đều, nấu món gì ra món đó. Phở nằm hàng đầu vì hay xuất hiện trong những lần gặp gỡ, do yêu cầu từ các máy thử sồn sồn đã chạy trên 40 năm, nhõng nhẽo với mẹ qua WattsApp.

Ở Đức kiếm ra một tô phở ngon rất khó, vì dân Đức chưa quen với Phở. Trong lịch sử, người Đức ít dịp gần gũi với Việt Nam như người Pháp, nên tình yêu Phở chưa bắt đầu, chưa đậm đà để tương tư “un bon Phở” như ông Tây, bà Đầm.

Lớp Đức trẻ thì mê gỏi cuốn, chả giò (nem rán) như thích gọn nhẹ của Sushi. Dân ta ở Đức thì ít. Nên một tiệm chuyên về Phở ít thấy, không nhan nhãn như ở Mỹ (Cali) hay ở Pháp (Paris).

Thành phố tôi ở, Frankfurt am Main thuộc loại trung bình ở Đức (764.104 dân), xếp hạng 5 sau Berlin, München (dân số trên 1,8 triệu trở lên) và Hamburg, Köln (trên 1 triệu)

Nếu tìm quán ăn Á đông, cũng bắt gặp quán tên Phở Việt Nam, Phở House v.v…, nhưng thực chất Phở chỉ là một món trong Menue dài, phần lớn là cơm cùng với các loại thịt cá dưới nhiều hình thức chiên, xào, nướng, nấu súp… và chủ yếu là bán cho người Âu châu ăn với đặc điểm chung: mặn. Ngoài ra còn được ghi rõ trong Menü, có hay không thêm Glutamat (bột ngọt) dưới danh nghĩa tăng cường khẩu vị (Verstärkungsgeschmack). Hay ký hiệu mức độ cay bằng 1,2,3 trái ớt để khách chọn.

Như vậy trong thực tế làm sao tìm cho ra một quán chỉ bán phở, nói chi đến chuyện ăn một tô phở đúng nghĩa.

Ngành ẩm thực Việt Nam ở Đức biến đổi theo thời gian, có thể nói qua những mốc thời gian sau : trước 1975, sau 1975 và sau khi nước Đức thống nhất (1989).

Sau khi Tây Đức nhận người Việt tỵ nạn đầu tiên (1979) tới 1989, đã có những quán ăn VN ở khắp nơi. Dân Đức đón nhận chả giò (nem rán), gỏi cuốn nồng nhiệt. Lúc đó bán chả giò ở các chợ phiên, là mơ ước của nhiều người Việt, không riêng chi ở Tây Đức, mà ở Pháp, Bỉ, Hoà lan… cũng vậy. Đó là một kinh doanh gia đình, vốn ít, lưu động và độc quyền hay ít có cạnh tranh. Triệu Phú chả giò Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan là một thí dụ. Phất lên triệu phú (tiền Euro) nhờ chả giò, đem về VN đầu tư, sau đó phải ở tù, và rốt cuộc bỏ của chạy lấy người… về lại Hoà lan.

Hình như người Việt thích cách làm ăn “mỳ ăn liền” không nhắm lâu dài, miễn sống được và tới đâu hay đó. Đến khi nước Đức thống nhất, người Việt từ Đông Đức, từ Tiệp qua phía Tây, nhào ra kinh doanh các xe Imbiss, bán các món ăn nhanh. Rồi các nhà hàng do người tỵ nạn xây dựng cũng lần lần sang nhượng lại vì họ đã già và con cái đã lớn, không tiếp tục nghề cha mẹ vì cực, hoặc thảnh đạt với nghề nghiệp chuyên môn.

Thời gian sau 1990, nước Đức thống nhất, kinh tế có vẽ đứng chửng lại. Trong dân gian cho là phải cõng thêm Đông Đức, cụ thể phải đóng từ lương hàng tháng một món tiền tương trợ (Solidaritätszuschlag), để đưa bên Đông lên ngang với Tây Đức. (Tiền tương trợ là 5,5% của tiền thuế đánh trên lương tháng. Ví dụ lương 10.000€, thuế hạng 1 độc thân là 2862,82€ thì đóng 5,5% cho Solidaritätszuschlag là 157,40€)

Sự thực số tiền này không phải chi toàn bộ cho phía Đông mà còn giúp các nước cần phát triển và phí tổn Đức phải góp vào chiến tranh Irak. Mãi lực của dân chúng đi xuống. Mọi ngành buôn bán yếu đi. Làm ăn nhà hàng, Imbiss cùng số phận, và phở không có cơ hội phát triễn rộng rãi trên nước Đức.

Dĩ nhiên nếu phải ăn một bát phờ mà chúng ta biết hoặc được hâm nóng từ đồ đông lạnh, hoặc gia vị bán sẵn cho Phở được thêm vô vào nước dùng nấu chung cho hết các món… thì cảm giác ngon miệng giảm đi rất nhiều.

Vì thế rốt cuộc Phờ vẫn là Phở Nhà, hay như các con tôi gọi là Phở Mẹ. May mắn thay, nhà tôi chịu thương chịu khó nấu nồi phờ cho cả nhà với nụ cười mãn nguyện vì khó có thể quay lưng với nhận xét của máy thử Henri, thằng cháu nội 5 tuổi :

. Oma ! diese Suppe gefällt mir

. Bà ơi ! cháu thích loại súp này.

Phải có cái đam mê Phở của Henri, hy vọng một ngày tiệm Phở mọc đầy đường phố như ở khu Bolsa ở California, nơi mà danh thiếp ghi Ph.O cũng ngon lành cỡ Ph.D như MC Nguyễn Ngọc Ngạn tếu.

Lê quang Thông (t,lvc)

Frankfurt, Germany

***

Một số hình minh họa:

Hình minh họa.
Hương vị phở đặc trưng theo phong cách miền Nam – Phở Hòa Pasteur, Saigon

KHÔNG GÌ CẢN ĐƯỢC ƯỚC MƠ

TS. Trần Xuân Thảo, nguyên Trưởng Khoa Tiếng Anh – ĐHSP Huế, nguyên Giám đốc Chương trình Fulbright Hoa Kỳ tại Việt Nam

***

Năm ấy 2002, sau khi đọc hồ sơ ứng tuyển học bổng Fulbright của Quốc, các thành viên trong ban tuyển chọn, cả Việt và Mỹ, ai cũng mong được xếp vào nhóm phỏng vấn Quốc. Bài tự luận của Quốc bắt đầu là “Tuổi trẻ của tôi là những năm tháng dưới dòng kênh đen Sàigon để với lên trong đống cặn bả ấy những thứ có thể làm bửa ăn cho gia đình!” Những năm tháng ấy đói là thường xuyên là vĩnh viễn với Quốc! Hôm phỏng vấn, Quốc đi vào với nụ cười tươi và ánh mắt sáng. Quốc ngồi kể lại những mảng đời và ước muốn lúc nào cũng có trong Quốc: làm bất cứ những gì làm được để sinh tồn và để vươn lên. Quốc kể như đã và đang nói chuyện với chính mình hằng ngày hằng đêm. Tôi nhớ cả hai giám khảo đều với tay lấy khăn giấy lau nước mắt! Và câu hỏi kinh điển cuối buổi phỏng vấn: Q có gì cần hỏi hay cần chia sẻ thêm không? Q cho tay vào cái túi vải đã cũ là lấy ra một bức ảnh đen trắng cũ đã loang lổ. Trên ảnh là Quốc chụp chung với 4-5 bạn nhặt rác khác: chân đất, quần xà lỏn và tóm lại là mặc bắt cứ cái gì còn được gọi là áo quần. Q bảo đây là những người bạn của những ngày ấy mà Quốc luôn trân quý.

Và những gì những ngày tháng ấy Quốc com cóp cho giấc mơ của mình đã đem lại cho Quốc cơ hội mà Quốc “có trong giấc mơ điên rồ nhất cũng không nghĩ sẽ là hiện thực!”

Cậu bé ấy nay là CEO của Cty RTRobotics có tên tuổi … với con Drone làm kinh ngạc cả thế giới: The World’s Only Backbacked Drone! Xin mời đọc dưới đây!

Tôi hãnh diện đã từng là một phần của CT lớn và đã nhặt được Quốc (và những người như Quốc) từ bãi rác! Chính sách CT thay đổi (2002) đã giúp nhặt được Quốc và những người như Q lên từ bãi rác: ứng viên có thể tốt nghiệp ĐH từ bất cứ CT nào cũng được, và tốt nghiệp loại gì cũng được, không nhất thiết phải là CT chính quy và tốt nghiệp loại giỏi! Chính sách thay đổi không phải vì nguồn tuyển cạn kiệt vì ở thời điểm đó TB mỗi năm có 1500-2000 ứng viên cho 20 học bổng! Chủ trương của sự thay đổi là nhằm đem lại cho mọi người một cơ hội thứ hai (The goal of education is to give everyone a second chance!)

Và năm nào cũng có vài ứng viên thuộc nhóm này vượt lên để giành học bổng một cách xứng đáng, mà họ đã “thường bị loại ra từ vòng gửi xe” như Quốc đã chia sẻ.

TXT Feb 27, 2024

P/S: nụ cười và khuôn mặt trên tấm hình cũng là nụ cười và khuôn mặt hôm phỏng vấn!

Chúc mừng Quốc.

Hành trình ‘thần kỳ’ của cậu bé lớn lên từ dòng kênh đen.

Chiếc máy bay không người lái vọt lên 220 m trên bầu trời xứ Bavaria, Đức. Nhờ camera quang và nhiệt, nó phát hiện đám cháy, tiếp cận mục tiêu và thả đồ cứu trợ.

Khi nó hạ cánh xuống mặt đất, tràng pháo tay của những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới vang lên không ngớt. Đến lúc này mọi người đều thừa nhận mẫu máy bay không người lái (drone) mang tên Hera của Việt Nam “nói được, làm được” với những thông số vượt trội trong khi những mẫu khác trên thế giới khi bay thực tế đều không được như thiết kế.

Cuộc thử nghiệm thành công trước sự chứng kiến của các chuyên gia drone hàng đầu cuối tháng 9/2023 mở ra chương trình hợp tác giữa “cha đẻ” của Hera, tiến sĩ Lương Việt Quốc và đại diện công ty Protrack của Israel, đơn vị chuyên sản xuất phần mềm chiến thuật quân sự.

Israel vốn là cường quốc drone nên thông thường các công ty Do Thái ưu tiên hợp tác với nhau nhưng Protrack lại chọn một drone từ Việt Nam vì các tính năng vượt trội.

“Đó là điều khiến tôi tự hào”, tiến sĩ Lương Việt Quốc, 58 tuổi, CEO Công ty Real-time Robotics (RtR) chia sẻ.

Gần 50 năm trước, dòng người vô gia cư lũ lượt kéo nhau về xóm Gò Mả – khu nghĩa địa nằm dọc dòng kênh Rạch Lào, nay thuộc quận 8, TP HCM – dựng nhà sát mộ, tạo nên cảnh tượng “người sống ở chung với người chết”. Gia đình cậu bé Lương Việt Quốc nằm trong số đó.

Bố mẹ Quốc trở về thành phố từ vùng kinh tế mới, cất căn nhà tạm trên con rạch nhỏ, nơi người ta vứt rác, mảnh vỡ thủy tinh và đi tiêu xuống. Hàng ngày, cậu bé phải đợi nước thủy triều rút, lặn xuống rạch bắt cá và mò phế liệu. Đôi chân trần chằng chịt những vết thương.

Tiến sĩ Quốc kể, con rạch có chu kỳ nước cách nhau 25 tiếng nên hôm nay xuống lúc nhập nhoạng, những ngày sau sẽ phải xuống muộn hơn, lúc nửa đêm và khi về sáng. “Những đêm trời mưa, tôi cố nán lại kéo dài thời gian nhưng vì cái bụng đói quá vẫn phải xuống”, người đàn ông 58 tuổi hồi tưởng.

Tuổi thơ của ông còn là nỗi ám ảnh những đêm mưa to, gió lớn, khắp nhà là xô chậu nhồi giẻ rách để nước mưa không bắn ra ngoài. 9 anh em ông mỗi người một góc, che đầu bằng giấy báo, nilon ngủ gà ngủ gật.

“Đói triền miên nên suốt tuổi thơ tôi chỉ ước ao lớn lên kiếm được việc làm, được chủ cho cho ăn tùy thích, không cần lương bổng gì cả”, ông Quốc nói.

Cuộc sống lam lũ khiến những người bạn của Quốc bỏ học từ lớp 3. Các chị, các em cũng bỏ ngang đi làm. Chỉ duy cậu bé bám trụ vì luôn nhớ lời bà nội: “Chỉ có học mới thay đổi cuộc đời”.

Tốt nghiệp cấp ba, Lương Việt Quốc học trung cấp tài chính, sau đó tiếp tục học lên đại học hệ tại chức. Đầu những năm 1990, Việt Nam bắt đầu mở cửa, khi đó Quốc 26 tuổi, nhận thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh nên quay lại trường học. Nhờ có ngoại ngữ, anh trở thành một quản đốc Dự án tăng cường nhân lực xóa nghèo tại Trà Vinh của Liên Hiệp Quốc.

Năm 2002, học bổng Fulbright thay đổi chính sách, không yêu cầu bằng đại học chính quy. Thông tin này lập tức thắp lên một giấc mơ táo bạo trong lòng chàng trai trẻ. Anh nộp hồ sơ và “run lên vì bất ngờ và sung sướng” khi được cấp học bổng thạc sĩ tài chính tại Đại học Cornell (Mỹ).

“Tôi không có tiền đi du học, không có bằng đại học chính quy. Tôi học tiếng Anh chỉ vì nó làm cuộc sống mình phong phú nhưng cuộc đời đôi lúc vượt ra ngoài khả năng tưởng tượng, mà ngay cả trong giấc mơ cũng không mơ nổi”, anh nói.

Mùa thu 2003, chàng trai Việt đặt chân đến thành phố Ithaca, bang New York. Trên đất Mỹ, Quốc mới biết có cơ hội học lên tiến sĩ, nên song song chương trình thạc sĩ kinh tế, anh dốc sức học thêm các môn mà chương trình yêu cầu. Thành tích xuất sắc giúp Việt Quốc nhận được học bổng của 8 trường khác nhau. Sau cùng, anh chọn Viện Đại học California -Berkeley. Bốn năm sau khi tốt nghiệp, anh làm việc ở Thung lũng Silicon.

Tại đầu não công nghệ toàn cầu, tiến sĩ kinh tế người Việt nhận thấy drone sẽ là thiết bị của tương lai, nên quyết định thành lập Công ty Real-time Robotics (RtR), năm 2014. Ba năm sau, anh mở trụ sở ở Việt Nam, tuyển 100% kỹ sư Việt. Nhà khởi nghiệp này ví hành trình của RtR như con bướm phải qua nhiều lần lột xác. Ba năm đầu chỉ học việc, ba năm tiếp theo đuổi kịp thế giới và cuối cùng là thiết kế được sản phẩm vượt trội hoàn toàn.

Khi ra mắt, Hera có 5 điểm vượt trội so với các sản phẩm đang có trên thị trường. Đầu tiên, nó là sản phẩm duy nhất nhỏ đến mức nhét vừa balo, dễ dàng để một người mang đi và tự thao tác. Tiếp theo, nó khỏe, bởi tất cả những con nhỏ chỉ nâng được tối đa hai kg nhưng Hera mang được 15 kg. Hera gắn được bốn camera với mỗi tải có tầm quan sát 360 độ trong khi các dòng khác chỉ gắn được một.

Nó cũng thông minh gấp ba, bốn lần và đặc biệt đa năng. Một Hera có thể làm nhiệm vụ trinh sát, tác chiến, cứu hộ cứu nạn, truyền tin, truyền thông, quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy, quét lidar lập bản đồ, dò phóng xạ, khí độc, mang thả vũ khí, thiết bị chữa cháy. Nếu không tải Hera bay được 56 phút, bay với tải một kg là 53 phút, đủ bốn tải là 16 phút.

Hiện Hera được bán tại thị trường Mỹ giá 58.000 USD/chiếc, cao hơn 1,5 lần so với các sản phẩm khác. Nó đang được Công ty Valmont Industries, ở Mỹ sử dụng để kiểm tra đường điện cao thế định kỳ để đảm bảo an toàn; được Almos National Lab, nơi chế tạo bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới sử dụng. Tại Việt Nam, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã tiếp cận Hera.

“Trong năm nay, chúng tôi sẽ tung ra ba phát minh là khung chống rung OmniSight gimbal, máy bay không người lái trồng rừng và máy bay không người lái có khả năng chống chiến tranh điện tử”, CEO này nói.

Trong số này, khung chống rung OmniSight là một phát minh đột phá. Suốt 10 năm nay trên thế giới là dòng gimbal mang một camera, quét ngang, không thể quét 360 độ. Tiến sĩ Quốc mong muốn gimbal phải như hai mắt của tắc kè quan sát được 360 độ môi trường xung quanh, giúp tăng năng suất làm việc lên gấp đôi.

Trong một lần phải nằm viện làm thủ thuật, anh chợt nghĩ ra giải pháp. Ngay lập tức anh gọi cho kỹ sư trưởng đến trình bày cách để gắn hai camera vẫn giữ được trọng tâm, đồng thời thêm não cho gimbal để chạy trí tuệ nhân tạo. Cái tên OmniSight mang nghĩa “thiên lý nhãn”.

Nghe tiến sĩ Quốc trình bày xong, người kỹ sư trưởng cười nói: “Vậy ra đây là kết quả của bốn ngày nằm viện?”.

Nhìn lại hành trình của mình, Lương Việt Quốc rút ra hai bài học. Thứ nhất, giáo dục thực sự thay đổi cuộc đời con người. Học tập không chỉ trong hệ thống giáo dục chính thống mà học suốt đời theo nghĩa rộng cả không gian và thời gian. Nhờ học, anh đi lên từ dòng kênh chết. Và cũng nhờ tự học, anh đã ghi tên người Việt vào bản đồ phát minh trên thế giới.

Sự ra đời của Hera là minh chứng cho thấy trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có thể sánh tầm với các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt trội. Mặt khác, nó truyền cảm hứng, nếu đi theo con đường phát minh sáng chế, người Việt có khả năng thành công. Theo tiến sĩ Quốc, đây là con đường mà duy nhất để một nước từ vị thế là quốc gia đang phát triển thành quốc gia phát triển, như Hàn Quốc đã đi, Trung Quốc đang đi.

Chiều cuối năm 2023, Lương Việt Quốc quay trở lại xóm Gò Mả thăm những người bạn, người thân. Anh vẫn dùng ngôn ngữ xưa của những đứa trẻ khu ổ chuột, vẫn cười ngặt nghẽo ôn chuyện cũ. Nhưng ra về, lòng anh nặng trĩu. Thương những khuôn mặt thân quen vẫn mắc kẹt trong cái thế giới nhỏ bé, ngày ngày buôn thúng bán bưng, tối về uống rượu, đánh lộn.

“Tôi mong rằng tương lai chúng ta không còn phải kể câu chuyện anh hùng nữa. Bởi, khi ai đó nói về tôi như những anh hùng thì ngoài kia vẫn còn quá nhiều đứa trẻ sống trong một thế giới trái ngược”, anh nói.

Đó mới là phần chìm của tảng băng – mà cậu bé bước ra từ dòng kênh chết – đang góp phần thay đổi.

Phan Dương – Nguyễn Đông

copy từ FB GiaoHoa Truong

FB. Lâm Ái

Nhóm Huế họp mặt Tân niên Giáp Thìn 2024

Sáng ngày 21/2/2024, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn, trong không khí đang còn xuân, tiết trời ấm áp, nhóm thân hữu hai khóa LVC-HTK tại Huế họp mặt đầu năm chúc xuân đồng thời đón cặp đôi Nguyễn Hữu Dung (LH-HTK) và phu nhân Tố Nga về thăm Huế, cũng có sự trùng hợp chúc mừng sinh nhật bạn Lê Xuân Bân (SĐ-LVC). Buổi họp mặt thân tình, chuyện trò rôm rả và háo hức bàn chuyện đi dự Hội khóa Nha Trang, các bạn đã xem qua bản in thử đặc san Hội ngộ Nha Trang 2024 và huy hiệu Hội khóa 2024, bàn về phương thức đi tàu lửa thế nào cho thuận tiện, chuẩn bị tập dượt các tiết mục văn nghệ tham gia đêm gala. Buổi họp mặt diễn ra tại quán cafe Festival 11 Lê Lợi với cafe tại chỗ và món điểm tâm nhẹ do bạn Thân Trọng Tuấn mời.

Bìa trước
Bìa sau
Huy hiệu Hội khóa nhận từ Nhà Tài trợ – bạn Nguyễn Văn Tâm (Toán ĐHSP Saigon, thân quen với nhóm Đà Lạt – Lâm Đồng), trao tặng từ sáng mồng 3 Tết Giáp Thìn)
Bên trái: Nguyễn Duy Dẫn (VH-HTK), Nguyễn Đôn Đường (SĐ-HTK), Nguyễn Vê (VH-HTK), Nguyễn Khoa Diệu Huyền (VH-LVC), Trương Thị Hoa (AV-LVC), Trần Thị Minh (VH-LVC).
Bên phải: Tôn Nữ Thị Định (LH-HTK), Nguyễn Thị Bạch Mai (VH-LVC), Lê Xuân Bân (SĐ-LVC, đứng), Tố Nga (phu nhân bạn Hữu Dung), Nguyễn Hữu Dung (LH-HTK), Trương Văn Tẩu (SĐ-LVC)
Trái sang: Đôn Đường, Trần Dư Sinh, Lê Xuân Bân, Tôn Nữ Thị Định, Đặng Thị Thanh Nhã, Mê Hoa, Diệu Huyền, Huỳnh Thị Bê, Nguyễn Vê, Nguyễn Duy Dẫn, Nguyễn Hữu Dung, Bạch Mai, Trần Thị Minh, Trương Văn Tẩu

Viếng tang Nhạc phụ bạn Nguyễn Văn Thế

Sáng ngày 23/2/2024 (14 tháng Giêng Giáp Thìn), nhóm thân hữu Huế đại diện Cựu SV ĐHSP Huế 2 khóa LVC-HTK đã đến viếng Nhạc phụ của hai bạn Nguyễn Văn Thế (T-HTK) và Huỳnh Cốc (T-HTK) là Cụ Ông Nguyễn Ngọc So, nguyên Thanh tra Ty Tiểu học Thừa Thiên, hưởng thượng thượng thọ 96 tuổi

Trái sang: Vợ bạn Huỳnh Cốc (T-HTK), Huỳnh Thị Bê (T-LVC), Lê Đình Châu (T-HTK), Trần Dư Sinh, Nguyễn Văn Thế (T-HTK), Nguyễn Đôn Đường (SĐ-HTK)

(thông tin trước bị nhầm “Thân phụ bạn Thế”, xin đính chính lại)

Bây mới giờ mới biết thêm… về 6 quả chuông Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà ( Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn) hiện treo 6 quả chuông (tháp bên phải treo 4 quả, bên trái treo 2 quả). Mỗi quả chuông có âm điệu khác nhau và được đặt tên theo âm điệu nó phát ra (Do, Re, Mi, Sol, La, Si), không có Fa. 6 quả chuông này có tổng trọng lượng đến 27 tấn, với sức nặng từng quả như sau:

Mi: 1.646 kg

Re: 2.194 kg

Do: 4.315 kg

Si: 4.384 kg

La: 5.931 kg

Sol: 8.785 kg

Với đường kính miệng chuông 2,15m, cao 3,5m và nặng 8.785 kg, quả chuông Sol của Nhà thờ Đức Bà đã được Sách kỷ lục Guiness vinh danh là quả chuông lớn nhất thế giới (danh hiệu này theo Lâm tui là đáng vinh dự hơn các loại bánh chưng, tô hủ tíu… lớn nhất thế giới mà nước ta trầy trật có được).

Sáu quả chuông này được đúc tại Pháp và mang qua treo tại Sài Gòn năm 1879.

Ba quả chuông lớn nhất (Sol, La, Si) đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng), còn ba quả kia được khởi động bằng tay. Ngày nay tất cả chuông đều được khởi động bằng điện.

Nếu bạn tình cờ dạo bước qua Vương Cung Thánh đường và nghe tiếng chuông đổ dồn, chắc chắn tiếng chuông bạn nghe được là tiếng chuông Mi (đổ hai lần mỗi ngày vào lúc 5 giờ sáng và 4 giờ 15 chiều). Vào ngày lễ và Chủ nhật, nhà thờ cho đổ 3 quả chuông của hợp âm Do trưởng là Do, Mi, Sol.

Muốn nghe 6 quả chuông đổ một lúc, bạn cần có mặt tại Nhà thờ Đức Bà vào lúc 12h khuya ngày Thiên Chúa Giáng Sinh 24/12 (đó là dịp duy nhất trong năm).

Nguyen Hong Lam

***

Mời đọc thêm:

Bí mật bộ chuông Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trong thời kỳ trùng tu. Trong dịp này, dàn chuông cổ không những được tu sửa, khôi phục như cũ mà còn đem lại rất nhiều âm thanh mới mẻ.

05/06/2020

Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà lần đầu tiên vang lên gióng giả tại đỉnh đồi cao nhất của vùng Sài Gòn – Gia Định đến nay là 140 năm. Còn nếu tính từ khi bộ chuông Nhà thờ Đức Bà được hãng Bollée (Pháp) chế tạo cũng đã 143 năm. Sau chừng đó thời gian, các chuông vẫn còn rất tốt, không có dấu hiệu bị nứt hay hư hỏng. Thành của chuông nơi quả tạ đánh vào chỉ bị lõm không đáng kể…

Ông Chín đạp chuông để bắt đầu gõ chuông. Ảnh: PTG

Bảy nốt nhạc mà chỉ có sáu quả chuông

Cả sáu chiếc chuông đều được làm bằng đồng, ở rìa có đúc thêm gang để bảo vệ chống rỉ sét. Trên mỗi chuông đều đúc nhiều hoa văn đẹp mắt và cực kỳ tinh xảo. Nhà sản xuất đã khắc tên của từng quả chuông dọc theo thân. Sáu chiếc chuông được đặt tên theo sáu nốt nhạc: Do, Re, Mi, Sol, La, Si.

Ông từ của Nhà thờ Đức Bà, thường gọi là ông Chín (tên thật là Phạm Vĩnh Nha) có thâm niên hơn 30 năm trông coi nơi này. Ông Chín dẫn tôi theo các bậc thang đá tròn xoắn ốc để lên tầng trên.

Từ đây theo các thang sắt nhỏ có bậc bằng gỗ đã cũ kỹ để leo lên tháp chuông. Gỗ sàn tháp chuông cũng đã cũ và mục nhiều, đơn vị khảo sát phải đặt lưới dây thừng để đề phòng tai nạn. Từ đây có thể quan sát rất rõ các quả chuông cũng như cách bố trí.

Khi lắp đặt, kiến trúc sư J.Bourad đãphân bố hai chuông La và Si (tổng trọng lượng 10,1 tấn) đặt tại tháp chuông bên trái. Bốn chuông còn lại (tổng trọng lượng 14 tấn) đặt tại tháp chuông bên phải, hướng gần với Bưu điện Sài Gòn.

Do tổng khối lượng chuông rất lớn, nên tường nhà thờ chỗ tháp chuông dày tới 1,4 m để có thể chịu được sự rung lắc của đà gỗ khi các quả chuông nặng đến hơn hai chục tấn cùng chuyển động.

Để chuông hoạt động, có sáu mô tơ điện sẽ kéo dây xích để lắc chuông. Do bốn quả chuông Sol, La, Si, Do có trọng lượng quá lớn, mô tơ không thể khởi động được, nên cần có người đứng trên đạp phụ để chuông bắt đầu lắc.

Để đạp bốn chuông cần bốn người, nhưng ông Chín cho biết một người cũng có thể đạp hai chuông bằng cách đạp theo thứ tự chuông lớn trước, chuông nhỏ sau. Khoảng thời gian từ lúc đạp cho đến lúc chuông bắt kêu khoảng 5-10 phút, đủ cho người đạp chuông rời khỏi tháp chuông trước khi chuông rền vang vì tiếng chuông rất lớn, có thể vang xa tới 10 km.

Do cần nhiều người vận hành chuông nên nhiều năm qua ngày thường nhà thờ chỉ đánh một chuông là chuông Mi lúc 5 giờ và chuông Re vào lúc 16 giờ 15. Vào ngày Chúa nhật và lễ trọng nhà thờ sẽ đổ ba chuông Do, Re, Mi. Chỉ vào dịp Giáng sinh mới đổ đồng loạt cả sáu quả chuông.

Một câu hỏi rất lớn là tại sao lại chỉ có sáu quả chuông và không có chuông mang nốt Fa? Có người giải thích, lý do là chuông nhà thờ gõ theo giai điệu đặc biệt nên không dùng chuông Fa.

Thế nhưng Cha Tổng Đại diện, Chánh xứ Chính toà Inhaxiô Hồ Văn Xuân cho biết đó chỉ là lời phỏng đoán chưa có căn cứ, hiện vẫn chưa tìm được tài liệu nào giải thích cụ thể về sự việc này. Hy vọng sau này hãng Bollée sẽ cung cấp được lời giải bí ẩn.

Các chuông được treo trên hệ thống đà gỗ rất bền chắc. Ảnh: PTG

Nhạc chuông báo giờ, điều hiếm ai biết

Ít người biết rằng chuông Nhà thờ Đức Bà còn có thể đánh ra giai điệu nhạc mỗi khi báo giờ và những người từng có cơ hội chứng kiến điều này chỉ còn rất ít. Từ năm 1978, vì nhiều lý do mà hệ thống báo giờ này đã dừng hoạt động.

Được cấu tạo với hai hệ thống đánh chuông khác nhau: Chuông lễ được gõ bằng quả lắc trong lòng chuông và chuông báo giờ gõ bằng một chiếc búa đặt bên ngoài chuông, vuông góc với hướng chuyển động của chuông. Trong một lần khởi động, do chuông báo giờ gõ trùng với chuông lễ, nên búa gõ của chuông Sol đã bị đánh gãy chưa sửa được.

Để có thể đánh chuông báo thức mỗi giờ, hệ thống chuông được kết nối và điều khiển bởi chiếc đồng hồ báo giờ nằm giữa mặt chính của nhà thờ, giữa hai tháp chuông. Đây là chiếc đồng hồ hiệu R.A do Thụy Sĩ sản xuất vào năm 1887, kích thước rất lớn với chiều dài 3 m, ngang 1 m và cao 2,5 m.

Đồng hồ được nối với mặt bên ngoài nhờ một trục thép dài 3 m. Cứ ba tháng một lần đồng hồ được ông Chín rửa bằng dầu hôi, rồi sau đó tra dầu máy may vào nên mặc dù đã lâu năm vẫn hoạt động tốt, không hỏng hóc hay bị sai giờ.

THẬT KHÓ HÌNH DUNG NHỮNG THAY ĐỔI SẼ DIỄN RA TẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAU KHI ĐƯỢC TRÙNG TU. MONG MỌI NGƯỜI CÙNG CHUNG TAY ĐÓNG GÓP ĐỂ VIỆC TRÙNG TU CÓ NHIỀU THUẬN LỢI VÀ SỚM HOÀN THÀNH NHƯ DỰ KIẾN.

Phía sau lưng máy đồng hồ có một đồng hồ nhỏ, chỉ cần nhìn vào sẽ biết đồng hồ lớn bên ngoài đang chỉ mấy giờ. Trong trường hợp bị sai giờ, quay cần điều khiển để chỉnh lại. Mặc dù kết nối qua nhiều chi tiết máy và hai chiếc kim chỉ giờ phút ở bên ngoài rất lớn nhưng việc chỉnh lại rất nhẹ nhàng, không mất nhiều sức.

Dưới đồng hồ có một quả lắc phát ra những tiếng tíc tắc mỗi khi đồng hồ hoạt động. Điều thú vị là tiếng tíc tắc này có thể chỉnh được để ra âm thanh khác nhau. Thông qua một nút vặn nhỏ ở trục quả lắc, có thể chỉnh âm thanh dễ dàng ngay cả khi quả lắc đang chạy.

Đồng hồ chạy được là nhờ hệ thống dây cót kéo một quả tạ nặng tầm 600 kg, được treo dọc theo tháp chuông bên phải. Vào năm 1973 xảy ra một sự cố, dây cót bị đứt khiến quả tạ rơi xuống đất. Để phòng tránh tai nạn nếu xảy ra sự cố trở lại, quả tạ cũ được thay bằng quả tạ khác chỉ nặng 60 kg. Do giảm đi gần 10 lần trọng lượng nên vào thứ Hai hằng tuần đồng hồ lại được lên dây cót một lần, trong khi trước đó một tháng mới phải lên dây cót một lần. Để lên dây cót người ta phải gắn một cần quay maniven vào đồng hồ và quay đủ 150 vòng.

Hai bên đồng hồ vẫn còn hệ thống đánh chuông riêng, kết nối với hai tháp chuông hai bên, nhưng do lâu ngày cũng đã hư hỏng.

Chờ đợi tiếng chuông mới

Cha Hồ Văn Xuân cho biết, Ban trùng tu dự kiến sẽ đặt mua thêm hai chuông mới để nâng tổng số chuông lên tám chiếc. Điều này sẽ tạo nên sự đa dạng hơn cho giai điệu của hệ thống chuông. Hai chuông mới là những chuông có âm nào, có chuông Fa hay không… sẽ có câu trả lời sau khi chốt làm việc với phía đối tác.

Hệ thống mô tơ mới sẽ tự khởi động chuông không cần người đạp nữa, nên có thể đánh được nhiều chuông hơn hiện nay và cũng dễ dàng đánh bất cứ lúc nào. Toàn bộ hệ thống chuông sẽ được điện tử hóa, dùng remote điều khiển rất đơn giản.

Nhờ đó, việc đánh chuông theo giờ sẽ được khôi phục và hệ thống dữ liệu phối cho các chuông sẽ có từ một đến hai ngàn bản nhạc khác nhau. Tùy theo mùa, tùy theo lựa chọn trước mà đến mỗi giờ hệ thống chuông sẽ phát ra bản nhạc nào đó.

Đây hẳn là tin vui, tạo nên sự mong đợi của giáo dân cũng như người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung.

TÊN CHUÔNGĐƯỜNG KÍNHTRỌNG LƯỢNG
Chuông Sol2,25 m8.745 kg
Chuông La1,90 m5.931 kg
Chuông Si1,70 m4.184 kg
Chuông Do1,69 m3.150 kg
Chuông Re1,45 m2.194 kg
Chuông Mi1,25 m1.646 kg

PHẠM TRƯỜNG GIANG

Nguồn: https://donghanh.vn/bi-mat-bo-chuong-nha-tho-duc-ba-sai-gon/

LỜI CẢM TẠ của gia đình bạn Nguyễn Hoàng Quý

Gia đình chúng tôi xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến:

* Quý Sư Thầy, Tăng Ni Phật tử chùa Mỹ Long
* Quý Ông bà, quý Bác, quý Cô chú thím, Cậu mợ, Dì dượng, quý Anh chị em, Con cháu thân bằng quyến thuộc nội ngoại hai bên

* Quý Thông gia hai bên nội ngoại

* Quý Chính quyền địa phương cùng Hội người Cao tuổi Diên Khánh và Tổ dân phố

* Quý Đồng nghiệp cùng Học trò gần xa các Trường: Trung Học Cam Ranh, Phan Bội Châu CR, Vừa Học Vừa Làm Sơn Thành (Tuy Hòa), Trung Học Sư Phạm (Tuy Hòa ), Hoàng Hoa Thám (Diên Khánh) , Lê Lợi (DK), Nguyễn Bỉnh Khiêm (DK), Trần Hưng Đạo ( CR)
* Quý Anh chị em đồng nghiệp Công ty Tam Đa Cam Ranh
* Quý Đồng môn, Bạn hữu hai Khóa ĐHSP Huế: Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng

* Quý Bằng hữu và Bạn bè gần xa
* Quý Thầy cô, Cơ quan, Đồng nghiệp, Phụ huynh, Bạn bè của các con, rể và dâu chúng tôi
* Quý Hàng xóm, láng giềng

* Quý Ban Biên Tập và cộng tác viên báo Trẻ magazine, Dallas, Texas
* Quý anh chị Hội Văn Thơ Lạc Việt, California

* Quý Ban Biên Tập và cộng tác viên Việt Báo, California

Không quản công sức, thời gian, đường sá xa xôi và công việc đã giúp đỡ hết lòng, đến thăm, phúng viếng, đưa tiễn, gọi điện, gởi lời chia buồn để Chồng, Cha, Ông của chúng tôi, Ông Nguyễn Hoàng Quý về đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Đó là nguồn an ủi vô bờ bến và tiếp sức để chúng tôi bước tiếp trên con đường phía trước. Không lời nào có thể diễn tả hết lòng biết ơn vô tận của gia đình chúng tôi.

Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn, gia đình chúng tôi mong được sự cảm thông, hoan hỷ và bỏ qua của toàn thể Quí vị.

Thân Kính và Trân Trọng
Hoàng Thị Kim Ngân cùng các con cháu vạn lần cảm tạ!

Vì răng rứa hè!

California Ngày 17 tháng 02 năm 2024 – 2 giờ chiều

Gởi quý thân hữu đồng môn!

Sáng nay, đọc trang báo cũ cả tuần, ngang câu dưới đây trích dẫn dười đây, Thái Cát động lòng, muốn chia xẻ chút chút, hướng về quê cũ, một quê nhà giàu có và nhiều triệu phú nhất thế giới, văn minh nhất thế giói, nhân ái nhất hoàn cầu. Chỉ tiếc là hai bạn Nguyễn Văn Cam và Nguyễn Hoàng Quý không chịu ở lại Trần Gian vui đùa với đồng môn thân hữu!

 Despite the country’s collapse, Angi managed to stay afloat for several years. That changed in 2016 when her son, who was just a little over a year old at the time, fell ill. Unsure what to do, Angi brought him to a hospital. Angi believes they didn’t do enough to save him. “I lost my son because of the health system,” Angi says. “They just let you die there.” 

Bất chấp sự sụp đổ của đất nước, Angi vẫn trụ vững được trong vài năm. Điều đó đã thay đổi vào năm 2016 khi con trai cô, lúc đó mới hơn một tuổi, bị ốm. Không biết phải làm gì, Angi đưa con đến bệnh viện. Angi tin rằng họ đã làm chưa đủ để cứu con trai của cô. Angi nói: “Tôi mất con trai vì hệ thống y tế. “Họ cứ để bnh nhân chết ở đó.”

***

Đà Lạt ngày 08 Tháng 5 năm 2020: Đồng song Nguyễn Văn Cam đã vĩnh viễn vui chơi miền không có. Bệnh Viện Đà Lạt để cái máy thông máu rỉ sét nên không phá tan được chút máu đóng cục trong não của đồng song, cho nên từ Hội Khóa 2020 cho đến về sau, Nguyễn Văn Cam vắng mặt vĩnh viễn.

Tết Giáp Thìn, hoa Xuân chợt tàn rụng khi vừa được 6 ngày! Bệnh Viện tỉnh Khánh Hòa để Đồng Môn Nguyễn Hoàng Quý ra đi một cách tự nhiên, không chịu chờ như đã hẹn để đọc cuốn “Mệ Vững Phá Nhà” mà Thái Cát đang soạn thảo! Thôi! Cũng đành!

Tin buồn – Lớp Sử Địa khóa Huỳnh Thúc Kháng

Posted on Tháng Hai 16, 2024

TIN BUỒN

Lớp Sử-Địa khóa Huỳnh Thúc Kháng Đại học Sư Phạm Huế (1970-1974) vô cùng thương tiếc báo tin buồn đến tất cả anh chị trong lớp là bạn Nguyễn Hoàng Quý đã ra đi vĩnh viễn vào tối ngày mồng 6 Tết Giáp Thìn (15/2/2024). Thay mặt lớp xin thông báo đến tất cả anh chị của lớp và xin chia buồn cùng chị Kim Ngân cùng toàn thể gia quyến. Xin cầu nguyện cho linh hồn bạn chúng ta mãi mãi thanh thản nơi cõi Vô Cùng.

                                                                                                  TM lớp Sử Địa

                                                                                                          Lê Thí

Bạn Thanh Nhã (VH-HTK) chuyển tin nhắn của cháu bạn Nguyễn Hoàng Quý:

“Ngày hôm qua cậu Quý vẫn đi tập thể dục, nhưng mà thấy người rất mệt, nên sáng nay đi bv Diên Khánh khám (học trò chở đi). Vô kiểm tra tiểu cầu chỉ còn 20 nên họ cho xe cấp cứu chuyển qua bv tỉnh. Bv tỉnh làm rất nhiều xét nghiệm, chụp citi, XQuang, siêu âm nhưng ổ bụng ko có gì bất thường. Người ta ko tìm ra nguyên nhân vì sao bị giảm tiểu cầu. Hỏi thì cậu nói hôm qua đi tiểu có màu như vỏ đậu và phân đen. Đến trưa là cậu tụt lưỡi, có dấu hiệu như tai biến, mệt chỉ nằm chứ ko ngồi nỗi nữa. nói ko rõ đc nữa, ko ai nghe đc cậu nói nhưng cậu vẫn còn giỡn được. Đến chiều người ta vẫn ko tìm ra nguyên nhân, chỉ nói nghi ngờ có thể bị này bị kia….., sau đó là cậu uống nước thì nôn ói, đi tiểu ra máu nhiều, rồi đỡ đỡ hơn, 4:30 chiều mấy dì về nhà thì 5g hơn cậu trở nặng, tiểu cầu chỉ còn 11. Bv vẫn ko tìm đc nguyên nhân gì, báo ko còn làm gì được, để người nhà xin cho cậu về….. đã chết lâm sàn ở bv, lạnh 1/2 người, họ cho thở oxy, bóp bong bóng, về đến nhà được 10 phút, rút oxy là cậu mất lúc 21g.”

***

Họ đến đây để có một cuộc sống mới. Bây giờ họ đang bị mắc kẹt ở O’Hare.

Angi và gia đình rời Venezuela để đến Mỹ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng sau khi Thống đốc bang Texas Greg Abbott đưa họ lên máy bay tới Chicago, họ và rất nhiều người khác đã bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng tại sân bay.

Feb 10, 2024 10:00 am

Angi và con trai trên sàn phòng đợi của sân bay O’Hare. Được phép của gia đình

Mới hơn 11 giờ sáng đêm Giáng sinh, Angimar nghiêng người về phía trước trên chiếc ghế kim loại đục lỗ màu xanh lam để kiểm tra tã lót của đứa con mới biết đi. Cậu bé đang kéo quần bó sát ống chân của mình và bước đi của cậu bây giờ giống như lạch bạch hơn. Tã lót đang bị thiếu hụt giống như hầu hết các sản phẩm vệ sinh cá nhân,. Trong vòng vài giây, Angimar, 28 tuổi, hay còn gọi là Angi, đã thực hiện một phép tính nhanh, kiểu tính toán mà các bà mẹ có con nhỏ thực hiện hàng trăm lần mỗi ngày. Cô cho rằng đã đến lúc phải có một quyết định mới.

Angi yêu cầu Yenni, con cả trong gia đình có 5 đứa trẻ có độ tuổi từ hai đến chín, lấy lại chiếc cốc nhựa mà cô đã cất cùng đồ đạc của chúng. Khi Yenni chạy bộ ngang qua phòng, cô đi ngang qua một dãy cửa sổ cao hết cỡ trưng bày những vòng hoa ngoại cỡ, lấp lánh và những chiếc nơ màu đỏ tươi mang đến niềm vui theo mùa. Đối diện với họ là một bộ sưu tập nệm bơm hơi rải đầy chăn, ba lô và quần áo. Cùng với nhau, những chiếc giường tạo thành một hình dạng hòa hợp xung quanh những đồ đạc cố định trong phòng – máy bán hàng tự động của Pepsi, máy ATM của Bank of America, những hàng ghế được bắt vít xuống sàn. Một nhóm nhỏ lượn quanh mớ dây điện thoại nhô ra từ trạm sạc. Một người đàn ông mỉm cười trước một video pixel. Anh ấy vẫy tay và nói “Feliz Navidad” với cô gái trên màn hình.

Khi Yenni quay lại với chiếc cốc, Angi cầm lấy nó và kéo con trai cô về phía nhà vệ sinh công cộng. Trước khi biến mất vào phòng tắm nhiều ngăn, Angi đi ngang qua một người đàn ông mặc đồng phục đang tựa vào xe đẩy lao công. Với một cánh tay quấn quanh cán cây lau nhà, anh ấy gật đầu với Angi. Sáng nay anh ấy đã dọn dẹp phòng tắm một lần và sẽ quay lại vài lần nữa trong ngày. Đặc biệt, cái phòng tắm này, so với những cái khác mà người đàn ông dọn dẹp trong ca làm việc của mình, cần được chăm sóc nhiều hơn.

Khom người qua bồn rửa, Angi đổ đầy nước vào chiếc cốc nhựa mỏng manh và nhúng khăn giấy vào đó để tạo thành một loại khăn lau ướt, loại khăn này cũng rất khó tìm. Cô ấy sẽ quay lại vòi nước này nhiều lần trong ngày. Đó cũng là bồn tắm, vòi hoa sen và chậu giặt của cô ấy. Sau khi kết thúc, Angi, người di chuyển với tốc độ không hề vội vàng, xuất hiện và tìm thấy năm đứa con trai của mình đang xem một trận bóng đá khốc liệt. Đôi mắt nâu sẫm của cô được bao quanh bởi đôi lông mày sắc nhọn, trông có vẻ mệt mỏi. Cô vuốt một lọn tóc đen, gợn sóng khỏi cổ, một cử chỉ để lộ hình xăm “Daniel” được viết bằng chữ thảo. Khi bộ ba chơi đùa, chuyền bóng, họ chưa một lần nhìn vào tấm biển lớn ở góc phòng. Đó là bản đồ của Sân bay Quốc tế O’Hare và trên đó có một chấm nhỏ ở giữa hình minh họa có nội dung “Bạn đang ở đây”.

Khi đến Chicago vào cuối năm 2023, Angi, người có họ Rolling Stone đang bị giữ lại do tình trạng nhập cư bấp bênh của cô, đã tham gia vào làn sóng những người di cư gần đây đã đổ bộ vào thành phố kể từ tháng 8 năm 2022. Hầu hết đến đây trên xe buýt do Thống đốc Texas Greg Abbott cử đến, người trong chiến dịch thúc đẩy chính quyền Biden đảm bảo an ninh biên giới phía nam, đã chở hàng chục nghìn người di cư từ Texas đến các thành phố lớn của Đảng Dân chủ – New York, Los Angeles và Denver, cùng những thành phố khác. Trong một thông cáo báo chí hồi tháng 1 ca ngợi sự thành công của cái mà Abbott gọi là “Chiến dịch Ngôi sao đơn độc”, thống đốc bang Texas đã ăn mừng việc vận chuyển hơn 100.000 người di cư. Abbott đã gửi 12.500 người đến Washington, D.C., 15.700 người di cư khác đến Denver và 30.800 người đến Chicago. (Chicago chỉ đứng sau Thành phố New York, nơi 37.100 người di cư đã đến bằng xe buýt và xe lửa kể từ tháng 8 năm 2022.)

Cho đến nay, thành phố Chicago đã chi 138 triệu USD để hỗ trợ người di cư và cam kết thêm 150 triệu USD vào năm 2024. Tổng cộng, bang Illinois đã chi hoặc cam kết 638 triệu USD tính đến tháng 11 năm 2023. Nhưng ngay cả khi có hàng trăm triệu USD nhắm vào Sau cuộc khủng hoảng, Chicago đã phải vật lộn để hỗ trợ làn sóng người dân ổn định. Điều này đã được chứng minh đặc biệt đúng khi nói đến nhà ở. Kể từ khi những chiếc xe buýt đầu tiên chở người di cư đến Chicago, câu hỏi về nơi chứa người di cư đã gây tranh cãi.

Chỉ mất vài tháng để những nơi trú ẩn ở Chicago lấp đầy. Để ứng phó, thành phố đã xây dựng thêm những nơi trú ẩn khẩn cấp bên trong các khách sạn, ít nhất một kho vũ khí và một cơ sở sản xuất cũ. Đến cuối năm 2023, Chicago có 28 nơi trú ẩn, hầu hết là dành cho người di cư. Nhưng với hàng trăm người xin tị nạn đến thành phố mỗi tuần, vẫn còn nhiều người không giành được chỗ. Một số dựng lều dọc đường cao tốc trong khi những người khác ngủ trên xe buýt thành phố được chỉ định là nơi ở tạm thời. Hơn 3.300 người di cư ngủ tại các hành lang của đồn cảnh sát khắp thành phố.

Đang tìm kiếm một giải pháp lâu dài hơn, Thị trưởng Chicago Brandon Johnson đã công bố xây dựng cái mà ông gọi là “trại căn cứ” dành cho mùa đông vào tháng 9 năm ngoái. Chính quyền của ông chia sẻ rằng chiếc lều kiểm soát khí hậu đầu tiên sẽ chứa tới 2.000 người di cư trên một khu đất rộng 10 mẫu Anh. Kế hoạch ngay lập tức vấp phải sự phản đối. Trong một loạt cuộc họp công khai, người dân trong cộng đồng đặt câu hỏi liệu các trại có nhân đạo hay không, trong khi những người khác nói rằng họ đơn giản là không muốn người di cư đến khu vực lân cận của họ. Các nhà hoạt động và tình nguyện viên cũng phản đối kế hoạch sau khi Johnson ký hợp đồng trị giá 29 triệu USD với GardaWorld Federal Services, một công ty an ninh gây tranh cãi đã bị chỉ trích vì các điều kiện được cho là nguy hiểm bên trong các trung tâm giam giữ người nhập cư ở Texas và Canada. Sau khi động thổ vào cuối tháng 11, việc xây dựng đã bị tạm dừng sau khi đánh giá môi trường cho thấy địa điểm này có hàm lượng chì, asen và thủy ngân cao.

Vào tháng 12, chính quyền Johnson đã chuyển hướng và cho biết họ có kế hoạch chuyển tất cả người di cư đến những nơi trú ẩn hiện có trong thành phố trước cuối năm nay. Đến ngày 15 tháng 12, các đồn cảnh sát lần đầu tiên vắng người di cư sau 8 tháng. Nhưng bốn ngày sau, vào ngày 19 tháng 12, một chiếc máy bay tư nhân được thuê chở người di cư đã hạ cánh xuống sân bay O’Hare. Sau hơn một năm dùng xe buýt chở người di cư tới Chicago, Thống đốc Abbott đã thực hiện kế hoạch của mình bằng máy bay. Angi và những đứa con của cô nằm trong số hơn 100 người di cư bị cuốn vào vùng gió ngược.

Angi mới ở El Paso, Texas chưa đầy 24 giờ thì có người hỏi cô có muốn lên chuyến bay tới Chicago không. Một nhóm tình nguyện viên đã đưa Angi đến một khách sạn nơi cô có thể tắm rửa lần đầu tiên sau nhiều tuần. Sau nhiều tháng tìm đường xuyên qua rừng rậm Panama và sa mạc Mexico để đến biên giới Hoa Kỳ, một chiếc ghế đệm trên một chiếc máy bay sạch sẽ nghe thật tuyệt. Hơn nữa, Angi còn nghe nói Chicago là nơi chào đón những người nhập cư. Nhưng cô chưa bao giờ đi máy bay. Cô thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy chiếc máy bay ở khoảng cách gần.

Lúc đầu, chuyến bay là một cảm giác hồi hộp đối với Angi. Mọi âm thanh dường như đều khiến các con cô ngạc nhiên và thích thú. Đôi mắt của chúng mở to khi một giọng nói phát ra từ loa, và chúng nhảy dựng lên trên ghế khi động cơ gầm lên, sự mong đợi đẩy họ lên xuống. Tiếng la hét chói tai của lũ con tràn ngập cabin khi máy bay cất cánh. Khi bay lên ngang tầm, Angi nhìn ra ngoài cửa sổ khi khung cảnh Texas bắt đầu thu nhỏ lại khỏi tầm nhìn. Thành phố El Paso đã chuyển đổi từ một cảnh quan đô thị rộng lớn sang một mô hình hình học lặp lại nằm giữa chân Dãy núi Franklin và Sông Rio Grande.

Angi và các con của cô đi bộ xuyên rừng. Được phép của gia đình

Giữa chuyến bay, máy bay gặp phải tình trạng nhiễu loạn không khí và Angi cảm thấy bụng mình thắt lại. “Tôi chưa bao giờ có cảm giác đó trong bụng,” cô nhớ lại. “Tôi cứ nghĩ, ‘Liệu chúng ta có chết không?’ ”

Vào thời điểm Angi đến O’Hare, trung tâm đưa đón xe buýt của sân bay đã hoạt động như cái mà thành phố gọi là “bãi đáp” hoặc một nhà ga tạm thời nơi những người mới đến chờ để được đưa vào nơi trú ẩn trong thành phố. Hành lang dài, nằm giữa bãi đậu xe theo giờ và khách sạn Hilton, lần đầu tiên được chuyển đổi thành nơi trú ẩn khẩn cấp vào tháng 6 năm ngoái, khi những người di cư bắt đầu đến trên các chuyến bay thương mại, hầu hết đều do Tổ chức từ thiện Công giáo ở Texas chi trả. Nơi trú ẩn nằm gần Nhà ga số 1, vốn chỉ để chứa người trong thời gian ngắn, nhưng khi làn sóng người di cư tiếp tục vượt xa các điểm trú ẩn sẵn có, sân bay, theo mặc định, đã trở thành một giải pháp lâu dài hơn đối với một số người. Khi năm mới đến gần, gần 300 người di cư vẫn ở lại sân bay. (Có thời điểm đầu năm, O’Hare là nơi ở của hơn 800 người di cư.)

Trong một tuyên bố bằng văn bản cung cấp cho Rolling Stone, Johnson cho biết: “Những gì chúng tôi gặp phải là một cuộc khủng hoảng quốc tế và liên bang mà chính quyền địa phương đang được yêu cầu trợ cấp”. “Điều này là không bền vững vì không nền kinh tế địa phương nào của chúng ta có đủ khả năng để thực hiện sứ mệnh như vậy.”

Cô Veronica Castro, phó giám đốc Liên minh Quyền Người nhập cư và Tị nạn Illinois của thành phố và tiểu bang, cho biết, cũng có thể làm được nhiều hơn thế. Cô nói: “Chính phủ liên bang chắc chắn có vai trò, nhưng nếu chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt hơn, có lẽ chúng tôi sẽ ở vị trí tốt hơn để giải quyết vấn đề này”. “Thành phố và tiểu bang đều đang cố gắng, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển và để chúng tôi thực sự đáp ứng được những gì mong muốn là hỗ trợ mọi người một cách nhân đạo.”

Aimee Hilado, trợ lý giáo sư tại Trường Công tác Xã hội, Chính sách và Thực hành Gia đình Crown của Đại học Chicago, người có nghiên cứu tập trung vào chấn thương của người di cư và người tị nạn, cho biết: “Điều rõ ràng về [sân bay O’Hare] là môi trường giao tiếp chỉ là tạm thời. Đó không phải là một ngôi nhà, không phải là nơi trú ẩn, không phải là không gian nơi người ta có thể tạo ra những thói quen rất cần thiết cho ý thức về bản thân của mọi người. Đó không phải là địa điểm cần thiết để chữa lành vết thương do di cư.”

Bên trong nhà ga, Angi được chào đón bởi các nhân viên của Favorite Healthcare Staffing, công ty có trụ sở tại Kansas chuyên quản lý các hợp đồng điều hành các nơi tạm trú khẩn cấp cho người di cư của thành phố. “Họ nói với chúng tôi rằng sự xuất hiện của chúng tôi là một điều bất ngờ,” Angi nói, nhớ lại cuộc trò chuyện đầu tiên của cô với nhân viên Favourite. “Không ai mong đợi chúng tôi cả.”

Nhân viên đưa cho Angi bánh sandwich và một chồng bốn chiếc chăn mỏng. Họ nói với Angi rằng cô ấy sẽ phải ngủ qua đêm cạnh cửa sổ nhà ga. Đến 11 giờ đêm, nhiệt độ đã xuống dưới 30 độ F (-1.1 độ C) và sờ vào cửa sổ có cảm giác lạnh lẽo. Angi trải một chiếc chăn lên sàn gạch và kéo các con lại gần mình. Cô nhét chúng vào bên dưới ba chiếc còn lại, tạo thành một cái kén đan quanh gia đình mình. Angi nói: “Tôi rất căng thẳng,” cô đã cố gắng không cam chịu cảm giác đó. “Tôi chỉ tin vào Chúa rằng mọi thứ sẽ thay đổi trong những ngày tới.”

Ngày hôm sau, Angi được thông báo rằng cô có thể chuyển đến một khu đất nhỏ đằng sau tấm màn đen lớn tạo thành một vành đai mờ xung quanh hàng trăm chiếc giường tạm bợ. Cô cũng nghe nói rằng các gia đình đã nhanh chóng được đưa đến nơi trú ẩn và cô cùng các con có thể sẽ sớm đến nơi tạm trú. Bước ra sau không gian có rèm che, Angi nhìn thấy hàng chục gia đình đang sống trong tình trạng lấp lửng tương tự. Vianney Marzullo, một tình nguyện viên đã dành sáu tháng qua để giúp đỡ những người di cư sống tại sân bay, cho biết: “Cách bố trí này không hề nhân đạo chút nào”. Marzullo, cùng với mạng lưới cư dân Chicago rộng lớn, thường xuyên giao quần áo, đồ vệ sinh cá nhân và những bữa ăn ấm áp đến đó. “Đây là những người đã từng có được tự do nhưng giờ đây họ lại bị mắc kẹt ở một nơi mà lẽ ra họ phải ở đó trong 48 giờ. Nó khác xa với mọi thứ khác.”

Tại sân bay O’Hare, dưới ánh đèn huỳnh quang chiếu sáng một trong những trung tâm du lịch nhộn nhịp nhất thế giới, Angi thấy mình đứng yên, lơ lửng ở đâu đó giữa cuộc sống mà cô đã để lại và cuộc sống mà cô hy vọng tìm thấy.

Có thời điểm vào năm ngoái, O’Hare là nơi ở của hơn 800 người di cư Armando L. Sanchez/Chicago Tribune/Tribune News Service/Getty Images

Bên trong sân bay, hàng giờ trôi qua thật chậm. Mỗi buổi sáng, Angi và các con thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng khi nghe thấy tiếng những đứa trẻ khóc nhè khi thức dậy. Nhân viên phục vụ bày bàn thức ăn tự chọn gồm trái cây, hộp sữa, ngũ cốc và bánh mì sandwich đơn giản. Angi thường mang bữa sáng trở lại giường, nơi cô đặt bát giấy và đồ dùng bằng nhựa trên đùi. Cô cố gắng khuyến khích bọn trẻ ăn trái cây nhưng cô sẽ chấp nhận các thức ăn béo bổ nào đó. Chúng là một phần của Frosted Flakes của Kellogg. Sau bữa sáng, Angi dành phần lớn thời gian trong ngày trên ghế để chuyển đổi giữa các video và tin nhắn trên điện thoại cũng như khiển trách các con khi chúng đánh nhau. Với năm đứa trẻ, những cuộc cãi vã là điều thường xuyên xảy ra: Một đứa muốn xem video của Coldplay, đứa khác muốn xem những khoảnh khắc nổi bật gần đây của một trận bóng đá. Có đứa muốn vẽ, còn đứa khác lại lấy bút chì màu. Những cuộc cãi vã xảy ra hàng chục lần một ngày và biến mất nhanh chóng như khi chúng bùng phát.

Mặc dù Angi rời nhà với vài bộ quần áo nhưng khi đến sân bay, cô chỉ còn có một bộ. Đồng phục hàng ngày của cô ấy bao gồm một chiếc quần jean xanh, một chiếc áo len mỏng màu hạt dẻ có hình trái tim màu hồng minh họa và một đôi giày thể thao chật cứng vì chúng có nhiều kích cỡ quá nhỏ. Hầu hết các ngày, Angi đều sử dụng bồn rửa trong phòng tắm để lau chùi sạch sẽ. Một chiếc xe buýt đến hai lần một tuần để đưa đón mọi người đến các phòng tắm công cộng tại YMCA gần đó. Nếu Angi muốn giặt và phơi quần áo, cô ấy sẽ làm việc đó trong bồn rửa trong phòng tắm và dưới máy sấy tóc cầm tay chạy bằng điện.

Khi thời tiết cho phép, Angi cùng với một số bà mẹ nhập cư khác đi thang máy một tầng xuống ga tàu Chicago Public Transit của sân bay. Từ sân bay, mỗi chuyến tàu có giá 5 USD, một số tiền quá lớn đối với người mẹ và 5 đứa con mà bà đều mang theo. Họ đi hơn một giờ trên tàu và xe buýt đến Walmart gần nhất, nơi mà cô nghe nói mình có thể kiếm được vài đô la. Đứng trong bãi đậu xe của cửa hàng hơn ba tiếng đồng hồ, Angi giơ tấm biển cô làm trên hộp Kellogg’s Frosted Flakes. Tin nhắn mà cô ấy đã dịch sai trên điện thoại của mình có nội dung “Giáng sinh vui vẻ. Bạn có thể giúp tôi một ít foo hoặc wok được không? Cảm ơn.”

Vào buổi sáng tháng 12 này, các con của Angi đang vui chơi trên sàn sân bay. Yenni, bụng áp sát xuống đất và hai chân gác lên phía sau, lấy bút đánh dấu lên một chồng giấy thủ công. Cô phác thảo một bộ sưu tập các khuôn mặt: Hạnh phúc. Cười. Buồn. Khi cô ấy vẽ, một cặp cảnh sát đang đi lại trong phòng một cách nhàn nhã. Họ gật đầu với những gương mặt quen thuộc và cười khúc khích trước những câu chuyện cười thầm lặng, riêng tư của mình. Angi xem Yenni vẽ. Cô ngưỡng mộ tác phẩm nghệ thuật của con gái mình.

“Hôm nọ, con bé nói với tôi: ‘Mẹ ơi, chúng con đã nỗ lực rất nhiều để đến đây và để làm gì? Chúng tôi bị mắc kẹt ở đây’ ” Angi nói. “Tôi nói với cô ấy rằng chúng tôi sẽ giải quyết nó từng ngày. Đó là một quá trình chậm chạp.” Sự thật là Angi đã từ bỏ kế hoạch dài hạn từ nhiều năm trước. Khái niệm về một ngôi nhà lâu dài đã bị rạn nứt và phân tán trong nhiều năm kể từ khi cô rời Venezuela. Đối với Angi, sân bay chỉ là một điểm nữa trong danh sách dài những nơi tạm bợ.

Ngả lưng vào ghế, Angi quan sát một nhóm khách du lịch – đeo tai nghe quanh cổ, ván trượt được nhét vừa khít bên trong những chiếc túi được thiết kế riêng – len lỏi khắp phòng. Ngay cả ghế ngồi ô tô của bé cũng có túi riêng. Cả nhóm nhanh chóng ngồi vào một hàng ghế trống. Đứa bé rên rỉ từ xe đẩy trong khi những đứa trẻ lớn hơn vẫn chăm chú vào máy tính bảng của chúng. Người đàn ông, có thể là cha của đứa trẻ, quan sát căn phòng. Khuôn mặt anh ta vẫn lạnh lùng khi mắt anh ta đảo từ góc này sang góc khác. Anh đưa chai nước lên miệng và lặng lẽ hướng gia đình về phía cánh cửa tự động. Cả nhóm đứng dậy và ngoan ngoãn đi về phía lối ra.

Angi quan sát gia đình khi họ băng qua đám đông. Angi nói: “Đôi khi tôi nhìn họ và nghĩ về cách họ có thể đi du lịch và mang theo túi xách. “Tôi hy vọng một ngày nào đó người đó sẽ là tôi.”

Ngay sau đó, như thể đồng điệu với những lời than thở thầm lặng của Angi, một người đàn ông và con gái của ông ta tiến đến gần cô.

“Cô ấy muốn tặng cô ấy thứ gì đó,” người đàn ông nói, ra hiệu trước tiên với con gái mình rồi đến Yenni. Hai cô gái trông có vẻ trạc tuổi nhau. Angi gật đầu và mỉm cười. Cô không hiểu lời anh nói, nhưng tình cảm vẫn rõ ràng. Cô gái người Mỹ lặng lẽ đưa cho Yenni một con búp bê chuột Minnie nhồi bông trước khi vội vã bỏ đi. Con búp bê có những mảng vết mòn; nó không phải là một con chuột Minnie mới mà là một con chuột đã được yêu quý và trân trọng. Một nụ cười rộng bắt đầu nở trên khuôn mặt Yenni, nhưng trước khi nó nở hết cỡ, cô gái đã quay lại. Lần này cô đưa cho Yenni một con khủng long màu ngọc lam và một chiếc chăn lông cừu, hai món đồ trong vali của cô.

“Cảm ơn,” Yenni ngượng ngùng thì thầm.

“Giáng sinh vui vẻ,” người đàn ông nói. Anh ta kín đáo đưa cho Angi vài đô la từ ví của mình và nhanh chóng biến mất qua những cánh cửa gần đó.

Yenni ngưỡng mộ đồ chơi mới của mình. Cô dành vài phút tiếp theo để di chuyển những con búp bê lên trên ghế và sàn nhà, giúp các sinh vật làm quen với đường nét của ngôi nhà mới của chúng.

Đôi khi tôi nhìn họ và nghĩ về cách họ có thể đi du lịch và mang theo túi xách. Tôi hy vọng một ngày nào đó đó sẽ là tôi.

Angi có thể xác định chính xác thời điểm cô quyết định rời Venezuela. Cô lớn lên ở thủ đô Caracas, nơi cô sống với mẹ và ba anh chị em. Angi cho biết anh cả của cô, người duy nhất có công việc ổn định, đã giúp đỡ những người còn lại trong gia đình. Bản thân Angi đã đi học cho đến khi mang thai đứa con đầu lòng ở tuổi 17. Trong những năm sau cuộc suy thoái kinh tế của đất nước vào năm 2014, Venezuela không phải là nơi dễ nuôi dạy con cái. Giá lương thực tăng vọt, cùng với tình trạng thiếu lương thực trên toàn quốc, đồng nghĩa với việc Angi và các con của cô đã quen với việc sống chung với cơn đói. Cô ấy thường chỉ có thể mua những nguyên liệu rẻ hơn, kém tốt cho sức khỏe hơn là những nguyên liệu tươi. Quê nhà cũng không mang lại nhiều sự nhẹ nhõm. Angi ở chung một ngôi nhà nhỏ sàn đất với người bạn đời cũ.

Bất chấp sự sụp đổ của đất nước, Angi vẫn trụ vững được trong vài năm. Điều đó đã thay đổi vào năm 2016 khi con trai cô, lúc đó mới hơn một tuổi, bị ốm. Không biết phải làm gì, Angi đưa con đến bệnh viện. Angi tin rằng họ đã làm chưa đủ để cứu con trai của cô. Angi nói: “Tôi mất con trai vì hệ thống y tế. “Họ cứ để bạn chết ở đó.”

Sau đó, thế giới của Angi thay đổi. Cô biết mình không thể ở lại Caracas lâu dài. Vì vậy, Angi thu dọn đồ đạc và lên đường đến nước láng giềng Colombia, gia nhập cùng gần 8 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước trong những năm gần đây. Ở Colombia, cô làm nhiều công việc lặt vặt khác nhau, bao gồm bán buôn nhiều loại sản phẩm vệ sinh và làm sạch. Sau khi tiết kiệm được một ít tiền, Angi quay trở lại Caracas và mang theo bốn đứa con nhỏ đang sống với mẹ cô. (Con trai cả của cô, lúc đó 8 tuổi, đã chọn ở lại Venezuela với bà ngoại.) Nhưng ngay cả khi làm nhiều công việc, Angi vẫn đứng bên bờ vực nghèo đói. Angi nói: “Mặc dù chúng tôi đang làm việc nhưng chỉ có một cuộc sống tươm tất thôi vẫn chưa đủ. “Các con tôi thậm chí còn không khỏe mạnh. Chúng tôi không đủ tiền mua thực phẩm tốt cho sức khỏe.”

Vì vậy, khi chị gái cô thông báo kế hoạch thực hiện hành trình hơn 2.000 dặm tới Hoa Kỳ vào mùa thu năm ngoái, Angi cũng quyết định thử vận ​​may. Động lực của cô rất đơn giản: “Tôi muốn có một tương lai tốt đẹp hơn cho các con mình”.

​Để chuẩn bị cho chuyến hành trình, Angi gói ghém ba lô với một chiếc bếp ga nhỏ, lon cá ngừ, đậu đen và những hộp mì ăn liền. Cô xách những bình nước lớn và đặt đứa con trai út vào nôi. Chỉ với vài trăm đô la, cả nhóm đi bằng xe buýt và đi bộ cho đến khi đến Darién Gap, khu rừng rậm nguy hiểm nằm giữa Colombia và Panama. Cô và bạn trai, người cô gặp ở Colombia, đã dùng gần như toàn bộ số tiền của mình để trả cho một kẻ buôn lậu chỉ cho họ con đường an toàn xuyên qua rừng rậm. Nhưng việc hướng dẫn Angi và năm đứa con của cô tỏ ra tốn kém nên cặp đôi chỉ có thể giúp đỡ rất ít. Điều đó có nghĩa là khi họ đến những đoạn đường đặc biệt khó khăn, họ phải tự lo liệu.

“Phần khó khăn nhất là những con sông,” Angi nhớ lại, cô nói rằng cô không thể đếm được mình đã vượt qua bao nhiêu con sông. “Chúng chạy rất nhanh và nước ngập đến cổ tôi. Tôi không biết bơi.” Angi trói các con vào người bằng dây cáp. Có lúc, đứa con mới biết đi của cô gần như bị dòng nước cuốn trôi. “Tôi phải tóm lấy chân .”

Sau những ngày dài đi bộ từ sáng sớm đến tối, Angi đã khóc khi ngủ trên nền rừng. “Tôi đã nghĩ đến việc bỏ cuộc!” cô nói.

Angi hết tiền ở Guatemala nên cô phải bán kẹo ở các trạm dừng đèn đỏ để kiếm thêm tiền. Khi thu thập đủ tiền, cô đưa gia đình đến một khách sạn nơi họ tắm lần đầu tiên kể từ khi rời Colombia vài tuần trước đó. Từ đó, họ tiếp tục đến Mexico và nhảy lên một số chuyến tàu chở hàng, một hệ thống thường được gọi là “La Bestia” hay “quái vật”. (Một biệt danh khác, nghiệt ngã hơn là “con tàu tử thần.”) Giống như rất nhiều người khao khát đến được nước Mỹ bằng mọi giá, Angi bám lên thành một toa chở hàng và lao mình lên nóc xe. Khi cả năm đứa trẻ đã được bế lên trên, Angi đặt chúng về phía giữa xe và hướng dẫn chúng không được di chuyển. Cả nhóm ngồi trên đầu tàu trong nhiều ngày, chia khẩu phần ít thức ăn và nước uống mà họ có. Đôi khi một chuyến tàu dừng hàng giờ liền giữa sa mạc. Angi nói: “Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là các con tôi sẽ bị ngã. “Tôi không ngủ vì sợ các con lăn rơi xuống đất”.

Angi và gia đình cô trên hệ thống tàu chở hàng có tên “La Bestia”.

Khi Angi tới sân bay O’Hare, cô đã kiệt sức. Khi rời Colombia ba tháng trước đó, cô đã không có một hình ảnh rõ ràng nào về cuộc sống mà cô có thể xây dựng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều cô chưa bao giờ cân nhắc là cô có thể sống trong một cuộc sống hiện đại, nơi các phiên bản thu nhỏ của các nhà hàng Chicago được yêu thích bán những chiếc xúc xích hạng hai và áp phích cho các thương hiệu xa xỉ như Coach quảng cáo “hình ảnh thu nhỏ của phong cách cổ điển Mỹ”.

“Đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có quyết định đúng đắn hay không,” Angi nói, ý nghĩ đó được bao bọc trong sự u sầu. “Tôi hy vọng là tôi đã làm vậy.”

Vào ngày Giáng sinh, Angi ngồi trên chiếc ghế kim loại màu xanh lam đó, lần này đang gỡ mái tóc dày và ướt của Yenni. Cô dành cả buổi sáng để gội nó trong bồn rửa của phòng tắm. Angi, người sử dụng chiếc lược nhỏ của búp bê màu hoa cà, chia tóc của Yenni thành nhiều phần và chải từng phần một cách có phương pháp. Xuyên suốt căn phòng, có một bầu không khí nâng lên đáng chú ý, đặc biệt là ở trẻ em. Các con trai của Angi đuổi theo hai chiếc ô tô điều khiển từ xa mới quanh sàn, những món quà được một nhóm tình nguyện viên trao cho họ vào sáng hôm đó.

Angi cũng có tinh thần tốt. Trước đó, một người đàn ông đến sân bay hỏi có ai đang tìm việc làm không và bạn trai của cô đã giơ tay. Kể từ đó, anh ấy đã làm việc vài ca với tư cách là đầu bếp tại một nhà hàng Mexico cách đó khoảng một tiếng rưỡi. Bản thân Angi đã xin được vài đô la bên ngoài Walmart, nơi cô đã dành phần lớn thời gian của buổi chiều hôm trước để đăng ký cho những người đang chen chúc mua sắm vào phút cuối trong kỳ nghỉ lễ.

Khoảng giữa trưa, một giọng nói nghèn nghẹt phát ra từ loa trên đầu thông báo rằng bữa ăn tự chọn lấy thức ăn sẽ được phục vụ trên vỉa hè. Angi nhanh chóng tập hợp các con của mình và tham gia vào hàng người bằng cách nào đó đã chạy quanh tòa nhà. Khi cô ấy đi về phía sau, bản nhạc giáng sinh nóng bỏng “Feliz Navidad” của José Feliciano vang vọng từ một chiếc loa nhỏ. Bài hát mang đến phần nhạc nền sôi động khi một nhóm tình nguyện viên dọn rau xanh, đậu và gạo, ngô, gà Sam’s Club và bánh nướng nhỏ. Họ nghe tin về những người di cư đang ngủ ở sân bay và quyết định tập trung nguồn lực để nấu một bữa ăn ngày lễ. Khi một người đàn ông to lớn trong trang phục ông già Noel đi dọc theo hàng người để tìm kiếm trò giải trí cho trẻ em, những đứa con của Angi ré lên thích thú. Angi khuyến khích chúng ôm ông già Noel và tạo dáng chụp ảnh, bức ảnh cô gửi cho mẹ mình ở Venezuela.

Con nai mũi đỏ ở đâu?” Yenni hỏi mẹ cô, khiến Angi bật cười. Đầu ngày hôm đó, Yenni lo lắng rằng ông già Noel sẽ không biết tìm Con nai mũi đỏ ở đâu.

Vài phút trôi qua và Angi kiểm tra điện thoại của mình. Mẹ cô ấy không trả lời, nhưng điều đó không có gì lạ. Họ có thể không nói chuyện nhiều ngày vì mẹ cô không có Wi-Fi ở nhà. Khoảng cách đè nặng lên Angi. “Tôi hy vọng sẽ gặp lại mẹ tôi ở Venezuela,” cô nói khi nhìn vào bức ảnh mẹ và con trai cả đang mỉm cười trên bãi biển. “Hoặc tốt hơn là đưa bà ta tới đây.”

Sau khi đổ đầy thức ăn vào năm hộp xốp, Angi và các con quay vào trong. Ở Venezuela, họ sẽ dành cả ngày để ăn pan de jamón, một loại bánh mì Giáng sinh cuộn truyền thống nhồi phô mai, ô liu và giăm bông, kết hợp với cơm và sốt tỏi. Angi cũng rất thích món arepas, loại bánh bột ngô của Venezuela mà cô từng ăn khi lớn lên.

Đứa con mới biết đi của Angi đã nhét nguyên một chiếc bánh nướng nhỏ vào miệng trước khi cô có thể ngăn lại. Cậu bé làm điều đó nhanh đến mức Angi có thể không nhận ra nếu không có vòng kem phủ màu xanh nước biển quanh miệng cậu ta.

“Đó là một trong những Giáng sinh tuyệt vời nhất mà họ từng có,” Angi nói, khuyến khích con trai ăn đậu và cơm. Cô ngắm nhìn những đứa con của mình, thưởng thức từng miếng ăn của chúng.

Xung quanh phòng, những nhóm nhỏ tụ tập lại với nhau, bữa ăn Giáng sinh của họ đặt trên đùi. Đối với hầu hết, lễ Giáng sinh là lần đầu tiên họ xa nhà. Đối với một số người, kỳ nghỉ lễ còn đánh dấu tháng thứ hai họ sống ở sân bay.

Một số người đã làm việc tại O’Hare lâu đến mức họ đã tìm được việc làm ở gần đó trong bếp của nhà hàng. Bây giờ, giống như nhiều người dân Chicago, họ đi làm mỗi ngày bằng xe lửa. Nhưng hôm nay, họ đã về nhà. Bằng thứ gần nhất mà họ có.

Sau khi rời O’Hare, Angi, bạn trai và các con chuyển đến một phòng trọ. Camila Guarda

Bữa tiệc Giáng sinh sẽ là bữa ăn cuối cùng của Angi tại sân bay. Cuối ngày hôm đó, người đàn ông đã cho bạn trai cô làm việc cũng đề nghị giúp họ đặt phòng giường đôi tại Motel 6 cách đó khoảng 25 km. Anh ta nói với họ rằng nhà nghỉ sẽ cắt giảm thời gian đi lại của bạn trai cô xuống chỉ còn năm phút. Đó có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng giờ đây, vào ngày cuối cùng của năm, Angi lo sợ đó là một sai lầm.

Bên trong căn phòng trọ, những dấu vân tay cỡ trẻ con điểm trên những ô cửa sổ đầy sương mù. Angi, co chân trên một trong hai chiếc giường đôi, bấm TV và chọn phiên bản lồng tiếng của American Hustle năm 2013. Kiểu tóc cập nhật rực rỡ của Jennifer Lawrence lấp đầy màn hình.

“Đáng lẽ tôi không nên rời sân bay,” Angi vừa nói vừa lau nước mắt. Cô và bạn trai đã cãi nhau. “Tôi quá cô đơn.”

Angi gọi điện cho con trai giữa của cô. Cu cậu bị ngã khi đang chơi trên cầu thang và bị cắt lông mày, và Angi, người không có Band-Aids, đã tạo ra một chiếc băng từ những miếng dán mà cô tìm thấy trong một cuốn sách tô màu. Vết cắt đã bắt đầu lành nhưng cô lo lắng nó sẽ bị nhiễm trùng. Có một cửa hàng Walgreens trên đường, nhưng một hộp Band-Aids có giá 4 đô la, số tiền mà cô ấy vẫn chưa có.

Lựa chọn xin tị nạn ở Mỹ của Angi đã đặt cô vào một hệ thống vốn đã gánh nặng với 2 triệu trường hợp đang chờ xử lý. Chỉ trong năm ngoái, hơn 800.000 người đã nộp đơn xin tị nạn, tăng 63% so với năm trước. Dưới sự điều hành của Tổng thống Biden, các vụ bắt giữ của Lực lượng Tuần tra Biên giới vì tội vượt biên trái phép ở biên giới phía nam đã đạt mức cao nhất kể từ những năm 1960. Tại Chicago, Thị trưởng Johnson đã cùng với các thị trưởng New York và Denver kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn của liên bang. Johnson nói trong tuyên bố của mình: “Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng chúng tôi cần Quốc hội cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh này. Ông nói, một cách để làm điều đó là tuyên bố cuộc khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp liên bang.

Trong khi chính quyền Biden chưa thực hiện các bước như vậy, vào tháng 9 năm ngoái, tổng thống đã cấp cho khoảng 400.000 người Venezuela đã đến nước này trước tháng 8 năm 2023 tình trạng được bảo vệ tạm thời và thị thực làm việc cấp tốc. Tuy nhiên, Angi cũng không đủ điều kiện. Ngay cả khi cô có thể làm việc hợp pháp, Angi vẫn cần có người trông chừng các con khi cô làm việc. Mặc dù tất cả trừ trẻ mới biết đi đều có thể theo học trường công, nhưng các trường tiểu học công lập gần nhất với Motel 6 đều cách đó 45 phút đi bộ.

Đêm giao thừa cũng đánh dấu sinh nhật lần thứ 29 của Angi và là sinh nhật đầu tiên cô ăn mừng xa nhà. Trong những tuần tiếp theo, nhiệt độ sẽ giảm và những cảnh báo về cơn bão mùa đông thực sự đầu tiên trong mùa sẽ tràn ngập tin tức. Những chuyến đi hàng ngày của Angi đến các bãi đậu xe của chuỗi cửa hàng sẽ giảm dần và các con của cô sẽ ngày càng lo lắng. Cô ấy sẽ lấp đầy tủ lạnh thu nhỏ bằng chuối, bơ đậu phụng và hộp mì vi sóng. Cô sẽ gửi những bức ảnh đường phố phủ đầy tuyết cho mẹ và báo cáo tình hình sức khỏe của các con cô. Yenni sẽ hỏi lại cô ấy tại sao cô ấy quyết định đến Mỹ. Và một lần nữa, Angi sẽ khuyến khích sự kiên nhẫn và nói với con gái rằng họ sẽ giải quyết mọi việc từng ngày một.

Trở lại phi trường O’Hare, vài ngày nữa là sang năm mới, một phụ nữ trẻ đang mang thai ngồi trên chiếc ghế kim loại nơi Angi từng xem các con cô chơi đùa. Người phụ nữ sẽ sớm có con, nhưng cô ấy không biết khi nào. Hoặc ở đâu. Cách đó vài mét, một nhóm học sinh trung học đang tụ tập ở tiền sảnh trong khi chờ xe buýt. Ba lô của họ được trang trí bằng móc khóa và đồ trang sức, đồng thời điện thoại của họ đổ chuông với những âm thanh lan truyền. Những ánh đèn nghỉ lễ cuối cùng vẫn lấp lánh trên khung cảnh ảm đạm. Trên đầu, âm thanh của những chiếc máy bay phản lực được dàn dựng phức tạp ầm ầm từ trên không.

Từ tháng 6 năm ngoái đến tháng 1 năm 2024, hơn 915 chuyến bay chở 4.560 người di cư đã hạ cánh ở Chicago. Và những chiếc máy bay tiếp tục đến. Chẳng bao lâu nữa, một chiếc máy bay phản lực khác sẽ chở một nhóm người di cư, hàng trăm người, giống như Angi, có thể thấy mình bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng không chắc chắn giữa hàng triệu du khách biết chính xác nơi họ sẽ hạ cánh.

Bản dịch từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh được thực hiện bởi Camila Guarda

Thái Cát Thân Trọng Tuấn (VH-LVC) chuyển từ California ngày 17 tháng 02 năm 2024. Xin tùy ý sử dụng.